Nông dân thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng cây sắn dây, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ngày càng khấm khá nhờ trồng sắn dây.
Ông Nguyễn Hoài Khánh (sinh năm 1970, ngụ khu phố 2, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) cho biết, gia đình sống chủ yếu dựa vào nghề trồng sắn dây.
Sắn dây là loại cây có nhiều công dụng tốt, giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa nóng.
Trong một lần tình cờ ông Khánh nghe bạn bè giới thiệu, sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít tốn phân bón, thuốc trừ sâu và cây sắn dây năng suất cao.
Ông Khánh mạnh dạn chuyển khoảng 7.000 m2 đất trồng các loại cây không hiệu quả sang trồng sắn dây.
Sau nhiều năm kiên trì với mô hình trồng sắn dây, hiệu quả ban đầu khá ổn, vợ chồng ông Khánh dành dụm được một số tiền, mua thêm đất để mở rộng quy mô trồng cây sắn dây.
Do sắn dây thuộc loại cây lấy củ, muốn có năng suất cao, ngoài chăm sóc, người trồng phải quan tâm đến công đoạn đắp ụ, làm giàn.
Ụ trồng sắn dây phải to, bảo đảm cho cây sắn dây có điều kiện phát triển bình thường. Giàn rộng đủ cho cây sắn dây leo, tránh hiện tượng dây sắn dây trên giàn quá dày dẫn đến quang hợp kém, năng suất thấp.
Với cách trồng này, cây sắn dây không chỉ cho củ to, đều, nông dân còn dễ thu hoạch. Một mùa vụ trồng sắn dây kéo dài 7 – 8 tháng.
Thường bắt đầu trồng sắn dây vào tháng 3 để cây sắn dây có thời gian tích luỹ tinh bột và thu hoạch củ vào khoảng tháng 10.
“Trên diện tích 7.000 m2, tôi bố trí gần 2.000 ụ sắn dây, dự kiến thu hoạch khoảng 20 tấn củ. Củ sắn dây được bán cho thương lái và các cơ sở chế biến bột sắn dây. Giá bán củ sắn dây thay đổi tuỳ thời điểm, dao động từ 8.000 – 13.000/kg. Hiện nay, củ sắn dây có giá bán 10.000/kg, trừ tất cả chi phí lợi nhuận thu được có thể trên 160 triệu đồng”, ông Khánh cho biết.
Nhờ giá trị kinh tế cao, cây sắn dây trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trên địa bàn khu phố 2, thị trấn Châu Thành.
Trồng sắn dây trên diện tích gần 1.500 m2, gia đình ông Trần Văn Chánh (sinh năm 1964) có tiền trang trải cuộc sống, nuôi thêm bò, sửa sang nhà cửa.
Ông Chánh chia sẻ, “Ban đầu, tôi cày xới đất, đào lỗ, bón phân, giâm dây sắn dây mầm. Khi cây sắn dây bắt đầu phát triển, tôi làm giàn leo, trụ cách trụ khoảng 3,2 m, duy trì khoảng cách giúp củ sắn dây phát triển tốt, nhiều bột, không bị xơ. Việc tưới nước không cần thực hiện thường xuyên, cách 2 – 3 ngày mới tưới một lần”.
Năm 2020, gia đình ông Chánh trồng 200 ụ sắn dây, dự kiến thu hoạch khoảng 30 tấn củ. Do gia đình tự bỏ công làm lời, tận dụng phân bò có sẵn để bón cây, vụ này dự kiến lời hơn 200 triệu đồng.
Ngoài ra, sau khi thu hoạch sắn, ông Chánh sẽ trồng các loại cây khác như khổ qua, mướp, đậu que… để tăng thu nhập.
Ông Võ Đức Tài – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) cho biết, sắn dây là một trong những loại cây trồng chủ yếu của hội viên hội nông dân khu phố 2.
Hội Nông dân thị trấn đã hỗ trợ cho nhiều hộ nông dân vay vốn, có chi phí để trồng sắn dây, phát triển kinh tế gia đình.
Với hy vọng tạo ra mô hình phát triển kinh tế mới cho địa phương, Hội Nông dân sẽ tiếp tục tham mưu Đảng uỷ, UBND thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) định hướng vùng nguyên liệu trồng cây sắn dây tại khu phố 2, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, đầu tư trồng sắn dây theo hướng VietGAP, có sản phẩm tốt cung cấp cho thị trường. Hội Nông dân thị trấn sẽ tham mưu, hỗ trợ tìm nguồn ra, bao tiêu sản phẩm củ sắn dây ổn định.