TTVH Online

Phát huy đối tác công - tư, doanh nghiệp thu mua 20-25% sản lượng cà phê, đưa cà phê Việt đi xa

Phong Cầm 16/01/2021 19:57 GMT+7

“Nestlé Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác công và tư nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân canh tác cà phê bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cà phê Robusta thế giới” - ông Binu Jacob nói.

Tạo giá trị từ hợp tác tốt

Hợp tác tốt, chặt chẽ với các đối tác công và tư nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân canh tác cà phê bền vững, hướng đến sự phát triển bền vững, một ví dụ cho điều này thể hiện qua vai trò đối tác sáng lập của Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) và đồng chủ trì Nhóm Công tác ngành hàng cà phê (PPP Coffee Taskforce), trong suốt 10 năm qua, đội ngũ chuyên gia nông nghiệp của Nestlé đã phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) trong hành trình gắn kết với nông dân.

PSAV được khởi xướng từ năm 2010 trong khuôn khổ "Sáng kiến Tầm nhìn mới trong nông nghiệp" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hướng tới mục tiêu 20-20-20 (tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo và giảm 20% phát thải). PSAV được đồng chủ tịch bởi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam từ năm 2010 đến 2016.

Hợp tác hiệu quả đưa ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế - Ảnh 1.

Cán bộ nông nghiệp dự án Nescafé Plan hướng dẫn người nông dân cách chăm sóc cà phê.

10 năm phát triển cà phê bền vững

Kể từ khi triển khai vào năm 2011, NESCAFÉ Plan đã mang đến nhiều cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, tạo tác động tích cực đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam: nâng cao đời sống của người nông dân, đóng góp vào phát triển tăng cường liên kết chuỗi, và gia tăng chất lượng và giá trị cho hạt cà phê Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.

Tới nay, PSAV đã thành lập được 8 nhóm công tác PPP ngành hàng, bao gồm: Cà phê, chè, rau quả, thủy sản, hồ tiêu, gạo, hóa chất nông nghiệp và chăn nuôi với sự tham gia của hơn 120 tổ chức, gồm các cơ quan Chính phủ, các công ty, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các thành viên của PSAV đã mang đến những cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả và tăng tính cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cải thiện thể chế và chính sách trong thời gian tới sẽ giúp tăng cường và nhân rộng các mô hình thành công và thu hút đầu tư theo hình thức PPP vào lĩnh vực nông nghiệp.

Cách đây hơn 20 năm, khi cà phê Việt Nam còn chưa được thế giới biết đến nhiều cho đến ngày hôm nay khi Việt Nam là nhà xuất khẩu thứ 2 thế giới và là nhà sản xuất cà phê Robusta (cà phê vối) hàng đầu trên thế giới, Nestlé vẫn duy trì vị trí nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam. Ngoài hạt cà phê xanh, công ty còn xuất khẩu sản phẩm cà phê đã qua chế biến nhằm giúp gia tăng giá trị của cà phê Việt Nam.

Đưa cà phê Việt Nam đi xa

Chương trình toàn cầu NESCAFÉ Plan về phát triển cà phê bền vững do Công ty Nestlé khởi xướng tại Việt Nam đã góp phần nâng cao giá trị và chất lượng hạt cà phê Việt, cải thiện đời sống của nông dân.

Ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, đánh giá: "Khởi động từ năm 2011, sau 10 năm triển khai, chương trình đã cải tạo 46.000ha diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh; tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp… giúp nâng cao nhận thức của người nông dân".

Hợp tác hiệu quả đưa ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế - Ảnh 3.

Kết quả, chương trình giúp tăng thu nhập cho người nông dân từ 30 - 100% trong vòng 10 năm qua, việc sử dụng nước giảm 40%, sử dụng hóa chất nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật giảm 30%.

Các sản phẩm NESCAFÉ được sản xuất từ 100% hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao với kỹ thuật NESCAFÉ Plan đang được xuất khẩu đến 25 thị trường nước ngoài và đón nhận sự yêu thích từ nhiều người tiêu dùng trên thế giới.

Các sản phẩm cà phê chế biến, giá trị gia tăng của Việt Nam đã đạt trên 200.000 tấn, tương ứng với mức 12-15% tổng sản lượng cà phê. Nestlé Việt Nam đã, đang và sẽ là một phần của tăng trưởng xuất khẩu này, đóng góp vào thực hiện hóa mục tiêu Bộ NNPTNT đề ra là đưa sản phẩm giá trị gia tăng lên chiếm 20-30% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Hằng năm, Nestlé thu mua 20-25% sản lượng cà phê của Việt Nam để chế biến sâu cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, với tổng giá trị trung bình đạt 600-700 triệu đô la Mỹ, duy trì vị trí nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam. Tất cả sản phẩm NESCAFÉ được sản xuất từ 100% hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao với kỹ thuật NESCAFÉ Plan đang được xuất khẩu đến 25 thị trường nước ngoài và đón nhận sự yêu thích từ nhiều người tiêu dùng trên thế giới.

Triển vọng các năm tới càng sáng sủa hơn khi EVFTA có hiệu lực, có tác dụng rất tích cực đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu, đối với gia công chế biến sâu, xuất khẩu vào các nước liên minh châu Âu. Người tiêu dùng châu Âu và những nhà quản lý ở đây đặt ra yêu cầu rất cao đối với chất lượng và nguồn gốc hợp pháp, bền vững của sản phẩm nhập khẩu, chẳng hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng nằm ở khung tiêu chuẩn rất ngặt, nhất là các dòng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Ông Binu Jacob nói: "Dự án phát triển cà phê bền vững Nescafé Plan chúng tôi thưc hiện 10 năm nay ở các tỉnh Tây Nguyên đã chuẩn bị từ rất sớm cho những điều này, giúp nông dân quản lý tốt canh tác cà phê thông qua hợp tác cùng với Bộ NNPT NT và các đối tác để tập huấn cho nông dân và đưa ra các hướng dẫn phù hợp để thị trường châu Âu có thể chấp nhận được.

Các nước châu Âu đang là khách hàng lớn nhất của dòng sản phẩm cà phê hòa tan, hạt cà phê khử caffeine từ nhà máy Nestlé Trị An ở Đồng Nai và nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng khác, và chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong thời gian tới". 

P.V
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN