Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam.
Từ tổ tiên riêng, chúng ta mới khẳng định được bản sắc văn hoá dân tộc, từ đó khẳng định được chủ quyền riêng: Đầu tiên là chủ quyền về văn hóa, sau đó là khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, tạo nền tảng để xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.
Khẳng định chủ quyền, tạo nên sức mạnh
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Tầm quan trọng được thể hiện ở nguồn gốc của tín ngưỡng. Thời nhà Lê, chúng ta nói nhiều về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nói nhiều đến các Vua Hùng bởi ngọc phả Hùng Vương được biết đến ở thời kỳ nhà Lê. Thời nhà Lê, chúng ta rất mong muốn khẳng định chủ quyền quốc gia và một trong những điều chúng ta phải khẳng định chính là nguồn gốc của dân tộc.
Trên bình diện quốc tế, quốc gia nào cũng mong muốn xác lập tổ tiên riêng của mình, bởi chúng ta có tổ tiên riêng thì mới khẳng định được bản sắc văn hoá dân tộc riêng và từ đó chúng ta khẳng định được chủ quyền riêng. Đầu tiên là chủ quyền về văn hóa, sau đó là khẳng định chủ quyền về lãnh thổ. Mà những câu nói khẳng định về chủ quyền văn hóa được nói rất nhiều từ Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, đến Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi) hay câu nói của Quang Trung khi tiến quân ra ngoài Bắc "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!".
Nếu chúng ta lan tỏa được thông điệp tích cực, tốt đẹp từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thông qua những việc tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, giáo dục truyền thống thông qua những câu chuyện về truyền thuyết Hùng Vương, chúng ta sẽ tạo ra được tinh thần đoàn kết lòng yêu nước của mỗi người dân. Lòng yêu nước, tình thần đoàn kết từ truyền thuyết Hùng Vương sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ...
Tất cả những câu chuyện đó đều muốn chứng minh và khẳng định chủ quyền về văn hóa và từ chủ quyền về văn hóa đó là tạo ra sức mạnh đoàn kết, tạo ra sự lan tỏa với tình yêu nước và từ đó chúng ta có thể khẳng định chủ quyền về dân tộc, về lãnh thổ.
Có nhiều hình thức xác định khác nhau, đầu tiên là các thời kỳ Vua Hùng, từ đó xác định được tổ tiên của chúng ta có thật và tạo nên sự đoàn kết. Và chính việc xây dựng nên truyền thuyết Hùng Vương, Ngọc phả Hùng Vương và thời kỳ Hùng Vương là thể hiện ý nghĩa sâu sắc này. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Dựa trên ý nghĩa của việc xây dựng được tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, chúng ta xây dựng được chủ quyền về văn hóa và từ đó tạo ra sức mạnh khác. Chúng ta khẳng định rằng cây có cội, suối có nguồn và đất nước chúng ta có tổ tông. Từ câu chuyện xác lập đó, chúng ta tạo ra tình đoàn kết của dân tộc. Đây cũng là lý do chúng ta mong muốn hồ sơ thờ cúng tín ngưỡng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận như một sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam Nam trên bản đồ văn hóa thế giới.
Giá trị của lòng yêu nước và đoàn kết
Trong nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc… Có thể nói, ý chí của một dân tộc quyết định sự thành công của một dân tộc. Những trường hợp như Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia ở châu Âu như Đức, Pháp, Anh… xuất phát điểm của họ về điều kiện tự nhiên, kinh tế không phải ngay từ đầu đã tốt. Thành tích họ đạt được như ngày hôm nay là nhờ ý chí vươn lên mạnh mẽ.
Khi biết được rằng ý chí là yếu tố quyết định, chúng ta phải sử dụng văn hóa để tạo ra ý chí, tức là chúng ta phải tạo ra niềm tự hào về dân tộc. Chúng ta phải tạo sự đoàn kết, tình yêu nước thành một sức mạnh ý chí để vươn lên trong bối cảnh mà chúng ta phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta đã đem lại rất nhiều giá trị tuyệt vời như tình đoàn kết, lòng yêu nước, sự chia sẻ, tình thương yêu, đùm bọc... Những giá trị này được đúc kết và tạo nên bản sắc văn hóa của Việt Nam. Dịch Covid - 19 vừa qua thêm một lần nữa đã khẳng định những giá trị đó, đã giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh, có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
Như đã nói, giá trị quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lòng yêu nước và đoàn kết. Đây chính là những giá trị mà chúng ta có thể truyền tải và biến thành sức mạnh dân tộc. Chúng ta đang có rất nhiều phong trào vận động về tình yêu nước: "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"; "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam".... Tình yêu nước đã giúp chúng ta phát triển đất nước bằng chính nội lực của mình và sự đoàn kết. Nếu chúng ta lan tỏa được thông điệp tích cực, tốt đẹp từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thông qua những việc tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, giáo dục truyền thống thông qua những câu chuyện về truyền thuyết Hùng Vương, chúng ta sẽ tạo ra được tinh thần đoàn kết lòng yêu nước của mỗi người dân. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết từ truyền thuyết Hùng Vương sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ...
Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng là dịp để chúng ta nhắc nhớ, khẳng định chủ quyền văn hóa, chứ không chỉ là tổ chức một lễ hội bình thường, đơn thuần của một cộng đồng cụ thể. Xác định được chủ quyền văn hóa thì chúng ta sẽ xác định được chủ quyền của đất nước. Và việc mong muốn của những cộng đồng ở nhiều địa phương được tổ chức hoạt động Giỗ Tổ, tham gia góp lễ ở Đền Hùng… sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tạo ra được hạnh phúc - hạnh phúc ở đây là tự thân các cộng đồng đứng ra tổ chức các lễ hội và vui hưởng giá trị của lễ hội đó.