Đổi mới kỹ thuật số do đại dịch Covid-19 đặt ra thúc đẩy việc đưa AI vào trung tâm của hoạt động kinh doanh. AI đang thúc đẩy năng suất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, làm nổi bật giá trị doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, khách hàng và thúc đẩy các công ty khởi nghiệp mới.
Khi nói đến chuyển đổi kỹ thuật số, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã cung cấp những bài học quan trọng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong số các bài học hấp dẫn nhất là khả năng phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đi kèm.
Ví dụ, trong đại dịch công ty công nghệ Mỹ Frito-Lay đã tăng cường các sáng kiến kỹ thuật số và dựa trên dữ liệu của mình, họ nén các kế hoạch kỹ thuật số kéo dài 5 năm xuống còn 6 tháng để kịp thích ứng với bối cảnh Covid-19. Michael Lindsey, Giám đốc phát triển của Frito-Lay cho biết: "Đại dịch đã truyền cảm hứng cho các nhóm của chúng tôi tiến nhanh hơn trong công tác áp dụng AI trước kế hoạch dài hạn để vận hành công ty, phục vụ kịp thời cho các đối tượng khách hàng của mình".
Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy việc áp dụng phân tích dữ liệu theo chuẩn công nghệ AI, và động lực này sẽ tiếp tục vào những năm tới. Theo một nghiên cứu của Tạp chí nghiên cứu thị trường PwC Research phỏng vấn hơn 1.032 giám đốc điều hành doanh nghiệp ở Mỹ, 53% các công ty, doanh nghiệp Mỹ cho biết họ đã đẩy nhanh kế hoạch áp dụng AI của họ vì cuộc khủng hoảng Covid-19 trước thời hạn. Khoảng 86% doanh nghiệp nói rằng, AI sẽ trở thành "công nghệ chủ đạo" tại công ty của họ vào những năm tới, trong khi trước đó chỉ có 31% công ty cho biết họ đã tăng tốc chiến lược AI của mình vào năm 2020 do Covid-19, theo cuộc khảo sát tương tự của PwC Research vào năm ngoái.
Trong bối cảnh khủng hoảng do Covid-19, gần 3/4 lãnh đạo doanh nghiệp (72%) cảm thấy tích cực về vai trò của AI trong tương lai. Hầu hết các giám đốc điều hành (74%) không chỉ dự đoán AI sẽ cung cấp các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, mà còn giúp tạo ra các mô hình kinh doanh mới (55%) và cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới (54%).
AI cũng sẽ trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp khi họ phản ứng với những thay đổi trong việc sắp xếp công việc và mua hàng của người tiêu dùng do cuộc khủng hoảng Covid-19 mang lại. Và khi việc áp dụng những công nghệ này tiếp tục diễn ra, các doanh nghiệp sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong năm rưỡi qua (18 tháng qua) để định hướng cho những nỗ lực của họ trong những năm kế tiếp.
Trước nhất, AI có thể đưa ra các kịch bản khác nhau cho công ty của bạn, mô hình hóa các điều kiện trong tương lai và tác động rủi ro có thể xảy ra. Nó cũng có thể đánh giá các phản ứng khác nhau (cho dù trong lực lượng lao động, chuỗi cung ứng, sản xuất sản phẩm hay tiếp cận thị trường). Kết quả sẽ là các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu sau khi AI phân tích, ngay cả trong những tình huống không chắc chắn.
Tuy nhiên, với việc AI liên tục nhập và phân tích dữ liệu và đưa ra các dự báo và mô hình chiến lược, bạn cần phải là người thực thi chiến lược. Suy nghĩ lại và điều chỉnh chiến lược của bạn liên tục không chỉ mỗi năm một lần, và không thể bỏ thí cho AI tự quyết định số phận, hướng đi của công ty. Doanh nghiệp cũng nên xem xét tiềm năng của AI để tăng khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bằng cách liên tục cảm nhận các mối đe dọa và cơ hội mới, nhanh chóng nghĩ ra tác động và hành động nhanh chóng, AI có thể giúp bạn giảm thiểu sự gián đoạn và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội mới.
Trước hết, lãnh đạo doanh nghiệp nên tuyển dụng những công việc hấp dẫn nhất trong năm. Nếu công ty của bạn đang xây dựng hệ thống AI phục vụ kinh doanh của riêng mình, thì bạn cần phải tuyển các kỹ sư máy học và lên kế hoạch mô hình hoạt động kinh doanh, sản xuất phải tương quan với các kỹ năng kết hợp giữa kỹ thuật phần mềm và khoa học dữ liệu.
Các kỹ sư máy học sẽ giúp tích hợp, mở rộng quy mô và triển khai các mô hình kinh doanh do AI tạo ra áp dụng vào quy trình sản xuất của công ty. Ngoài ra, cũng nên có các kỹ sư chuyên đánh giá hoạt động giám sát mô hình AI để kịp cải thiện hiệu suất và độ ổn định khi triển khai vào trong sản xuất, vận hành.
Tuy nhiên, điều tiên quyết là bạn phải xây dựng một nền văn hóa nuôi dưỡng AI ngay chính trong công ty của mình. Nhân viên của bạn sẽ cần phải làm việc nhiều hơn với dữ liệu và áp dụng tư duy thử nghiệm, đặt câu hỏi, liên tục tìm cách cải thiện dữ liệu và tương tác thành thạo với công nghệ AI luôn là điều cần thiết.
Thành thật mà nói, AI dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, tăng năng suất và trải nghiệm giao tiếp, kết nối với khách hàng sẽ được cải thiện lên rất nhiều. Tuy nhiên, để đạt được chu kỳ thần tốc và hiệu quả này không phải là dễ dàng. Khi xem xét không chỉ lợi ích mà còn cả chi phí, 76% tổ chức hầu như không hòa vốn vào các khoản đầu tư vào AI của họ. Hòa vốn không nhất thiết là xấu đối với một khoản đầu tư có thể là nền tảng cho tương lai của công ty bạn. Đó có thể là khoản đầu tư thông minh hơn để có lợi nhuận tốt hơn mang tính bền vững lâu dài trong tương lai.
Tuy nhiên, có một sự thật đau đớn vẫn tồn tại đó là có khá nhiều khoản đầu tư vào AI cuối cùng trở thành "vật thể sáng bóng chỉ trưng bày" không mang lại kết quả. Bởi khi đi vào tiến trình này, đâu đó vẫn có một số công ty vẫn chưa thích ứng thực sự, kịp thời với các chiến lược nhân tài, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, phương pháp luận phù hợp để AI vận hành song song cùng với bước phát triển của công ty.