Để cây cảnh nói chung và các loại cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài tưới đủ nước chúng ta cũng phải phòng ngừa những loài côn trùng gây hại. Dưới đây là 8 loại "thần dược" của cây cảnh khiến côn trùng trông thấy là "chạy mất dép".
Khi chậu hoa bị côn trùng xâm nhập sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cảnh và hoa, trường hợp nghiêm trọng có thể làm cây bị chết. Dưới đây là một số kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến vấn đề này.
Đổ bia rượu vào cái bồn mỏng kê dưới chậu hoa đất, sẽ xua đuổi được ốc sên bò lên cây gây hại. Trồng hoa mà gặp rệp vảy thì rất phiền phức, hãy dùng hỗn hợp rượu và nước theo tỉ lệ 6:1 để xua đuổi chúng. Đây cũng được xem là một trong những thứ nước "thần thánh" được rất nhiều nông dân phố sử dụng để tưới lên một số loại cây cảnh, rau và hoa khiến một số loại côn trùng "chạy mất dép".
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của con người. Càng tránh xa thuốc lá bao nhiêu thì càng tốt cho sức khỏe của chúng ta bấy nhiêu. Điều đó là dĩ nhiên và không cần bàn cãi nữa. Thế nhưng, trong một tình huống khác thì chính nước đầu lọc thuốc lá lại cũng phát huy tác dụng khi là "khắc tinh" của côn trùng gây hại cho cây cảnh.
Cụ thể, rệp aphidoidea là loài gây hại phổ biến và ghê gớm nhất, trong khi nước đầu lọc thuốc lá chính là khắc tinh của chúng. Ngâm đầu lọc thuốc lá với nước khoảng một ngày, dùng nước này phun cây để loại bỏ rệp rất hiệu quả.
Khó có thể ngờ, thứ bột giặt chúng ta thường sử dụng hàng ngày để giặt quần áo lại là một trong những "khắc tinh" của các loại côn trùng gây hại cho cây cảnh. Bằng cách: Hòa tan một muỗng canh bột giặt trong 4 lít nước, cách mỗi hai tuần dùng dung dịch này phun lá hoa một lần, giúp loại bỏ ruồi trắng và vi khuẩn.
Nếu có sữa bò để lâu bị lên men thì cũng chớ vội bỏ đi bạn nhé. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng sữa bò để quá hạn lên men tưới hoa, giúp loại bỏ côn trùng rất tốt.
Cụ thể, bạn trộn đều 4 ly bột mì và nửa cốc sữa bò quá hạn lên men vào 20 lít nước, dùng vải xô lọc bã, lấy nước đã lọc xịt lên lá cây để diệt trừ ve rệp và trứng của chúng.
Tinh dầu gió mà cũng là "khắc tinh" của côn trùng gây hại cho cây cảnh. Đúng là chuyện đó có ai ngờ. Bằng cách pha loãng tinh dầu gió ra khoảng từ 600∼800 lần để phun cho cây hoa, có thể đuổi rệp, côn trùng, bọ cánh cứng, bươm bướm. Với mức pha loãng từ 400∼600 lần có thể giúp xua đuổi nhền nhện.
Thông thường, chúng ta thường hay thấy bà hay mẹ của mình sử dụng nước gừng tươi để điều trị cảm mạo. Tuy nhiên, trong thực tế nước gừng còn có thể dùng để loại bỏ côn trùng. Đó là: Lấy gừng tươi giã mịn, thêm nước gấp khoảng 20 lần rồi ngâm trong 12 giờ, dùng nước này phun hoa có thể trị rệp, nhện đỏ và sâu ăn lá.
Ăn xong vỏ cam hay vỏ quýt thì chớ dại mà bỏ đi ngay bạn nhé. Dùng nước sạch ngâm vỏ cam quýt từ 3-5 ngày (tỷ lệ với nước là 1:5), nhúng cây hoa hoặc cây mầm non vào chất lỏng này từ 5 đến 10 phút, sau đó mang đi gieo hoặc trồng, cây sẽ tránh được đa số côn trùng và kiến xâm hại.
Dùng nước ngâm vỏ cam quýt (tỷ lệ khoảng 1:10∼20cc) phun trực tiếp trên hoa và cây, có tác dụng chống côn trùng, rệp và các loại sâu bệnh khác.
Phương pháp này không có tác dụng phụ, không để lại chất độc hại trong môi trường. Hãy đập nát củ tỏi rồi thêm lượng nước thích hợp hòa vào, sau đó phun đều nước tỏi trên mặt sau của lá hoa, có hiệu quả chống rệp (aphidoidea) hại hoa. Nếu thêm vào nước tỏi một lượng chất kết dính thích hợp như bột đậu nành hoặc bột giặt, hiệu quả sẽ cao hơn. Tỏi cũng giúp phòng chống chuột, bạn có thể thử xem.