TTVH Online

Chiến sự Nga- Ukraine: Loạt ngân hàng trung ương toàn cầu chật vật, bấn loạn

Phong Cầm 26/02/2022 12:32 GMT+7

Khi lo ngại về một cuộc Nga tấn công Ukraine toàn diện ngày càng gia tăng, giá năng lượng tăng đột biến và các tác động kinh tế có thể gây ra rắc rối cho các ngân hàng trung ương.

Thực tế, không thể phủ nhận Nga cung cấp 10% lượng dầu cho thế giới và 1/3 lượng khí đốt cho Châu Âu. Nga và Ukraine cùng nhau chiếm 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 80% trữ lượng xuất khẩu dầu hướng dương và 19% trữ lượng xuất khẩu ngô cho thế giới. Họ cũng nằm trong số năm nhà xuất khẩu lúa mạch hàng đầu. Mặc dù bộ đôi này không tạo thành một bộ phận đáng kể của nền kinh tế toàn cầu, nhưng không thể phủ nhận chiến sự Nga - Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung và giá cả của những mặt hàng này. Chính vì sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng yếu hơn, khiến tình hình kinh doanh của các ngân hàng trung ương đã và đang trở nên tồi tệ hơn.

Chính vì thế, các ngân hàng trung ương toàn cầu chuyển hướng từ kịch bản tốt hơn đối với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trong giai đoạn hậu đại dịch, nhưng giờ đây các kế hoạch này có nguy cơ bị lung lay, bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, một biến động địa chính trị có thể được cảm nhận khác nhau ở các nền kinh tế lớn của thế giới.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Ukraine đã khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn hơn trong việc kêu gọi chính sách lãi và một số đang trong tình trạng loạng choạng "đôi bờ" giữa các quyết định chính sách. Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Ukraine đã khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn hơn trong việc kêu gọi chính sách lãi, và một số đang trong tình trạng loạng choạng "đôi bờ" giữa các quyết định chính sách. Ảnh: @AFP.

Những rủi ro mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế phải đối mặt trên toàn cầu bao gồm giá dầu gần như ngay lập tức tăng vọt lên trên 100 USD/một thùng, và nỗi lo sợ lâu dài hơn về những gì gọi là một cuộc chiến tranh toàn diện trên đất liền ở Ukraine có thể gây ra đối với lòng tin, đầu tư, thương mại và hệ thống tài chính, chưa kể thêm các biến động qua lại từ các lệnh cấm vận hoàn toàn gây rối loạn hệ thống kinh tế tài chính nói chung. 

Dĩ nhiên, trong bối cảnh này các ngân hàng trung ương quốc tế phải chủ động định vị lại cho một cuộc chiến trực diện chống lại lạm phát trong bối cảnh địa chính trị không mấy khả quan, giá cả thì lại tiếp tục tăng, nguồn cung cũng có nguy cơ bị đứt và khan hiếm, điều này trở thành một bài toán hóc búa không dễ giải quyết bằng các chiến lược chính sách tiền tệ tiêu chuẩn mà họ đã đề ra trước khi xảy ra chiến sự.

Các nhà phân tích của Oxford Economics khẳng định: "Đối với các ngân hàng trung ương có nền kinh tế tiên tiến và lớn mạnh, việc gia tăng chiến tranh hay ảnh hưởng từ chiến tranh khiến họ rơi vào tình thế tồi tệ rõ ràng và sâu sắc nhất. Điểm xuất phát cao của lạm phát sẽ khiến các ngân hàng trung ương có thể bỏ qua các động lực tăng trong ngắn hạn để ứng phó với lạm phát hiện tại. Nhưng họ cũng lạc quan rằng, tình trạng tăng rủi ro lạm phát sẽ trở về mức thấp trong cuối năm 2023 hoặc năm 2024".

Trước mắt, rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cao ở Hoa Kỳ và các nơi khác khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh khó có khả năng hướng tới chính sách tiền tệ thắt chặt đề ra như ban đầu. 

Thật vậy, chưa đầy 24 giờ sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra thông tin yêu cầu tăng lãi suất của ngân hàng này vào tháng 3 tới để chống lại lạm phát nóng nhất trong 40 năm qua. Christopher Waller không nêu cụ thể mức tăng dự kiến, nhưng ông cho biết sẽ "theo dõi sát sao" dữ liệu kinh tế Mỹ để phán đoán mức tăng thích hợp. Hiện tại, lạm phát tại Mỹ hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình và các doanh nghiệp ở Mỹ, qua đó củng cố quyết tâm của Fed nâng lãi suất để kiềm chế giá cả tăng.

Christopher Waller cũng thẳn thắn chia sẻ: "Tất nhiên, tình trạng thế giới sẽ khác sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, và điều đó có thể có nghĩa là việc thay đổi các kịch bản ứng phó là phù hợp, nhưng điều đó vẫn còn phải xem xét kỹ".

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ: Không có khả năng tăng lãi suất

Thống đốc RBI Shaktikanta Das đã nói: "Chính sách tiền tệ nên được duy trì phù hợp với diễn biến lạm phát trong nước và động lực tăng trưởng kinh tế hiện tại". Biên bản cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ RBI, Ấn Độ chỉ ra rằng, các nhà hoạch định chính sách có thể không phản ứng ngay lập tức trước những căng thẳng địa chính trị và sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng. 

"Áp lực lạm phát tiếp tục chủ yếu xuất phát từ các yếu tố từ phía cung. Sự phục hồi kinh tế từ đại dịch vẫn không đồng đều và sự hỗ trợ tiếp tục vẫn là yếu tố quan trọng. Vì vậy, cách khôn ngoan là duy trì sự nhanh nhẹn và phản ứng một cách từ từ, hiệu chỉnh và phải được đánh giá tốt", Thống đốc RBI Shaktikanta Das chia sẻ.

Khi lo ngại về một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Nga ngày càng gia tăng, giá năng lượng tăng đột biến và các tác động kinh tế có thể gây ra rắc rối cho các ngân hàng trung ương. Ảnh: @AFP.

Khi lo ngại về một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Nga ngày càng gia tăng, giá năng lượng tăng đột biến và các tác động kinh tế có thể gây ra rắc rối cho các ngân hàng trung ương. Ảnh: @AFP.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Không có khả năng tăng lãi suất

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã nói rằng, các nhà hoạch định chính sách lãi suất ngân hàng sẽ "không vội vàng loại bỏ các biện pháp kích thích", nhưng bà nhấn mạnh rằng trong thời kỳ giá cả biến động, "mọi kế hoạch, chính sách đều có thời gian hạn mang tính tạm thời và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào". Bà cảnh báo rằng mọi hành động quá nhanh có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế của khu vực. Trước mắt, tình trạng lạm phát ở khu vực đồng euro là trên 5%.

Ngân hàng Anh: Có khả năng tăng lãi suất

Khác biệt hơn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey cho biết: "Có rủi ro rõ ràng rằng lạm phát có thể vượt quá dự báo của ngân hàng trung ương một lần nữa". Phó thống đốc ngân hàng trung ương Anh Dave Ramsden trước đó đã phát tín hiệu "thắt chặt để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Bailey đã yêu cầu các thị trường không quá lo lắng về quy mô tăng lãi suất có thể xảy ra.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản: Không có khả năng tăng lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nói rõ rằng, ông không có kế hoạch tăng lãi suất ngân hàng nào ngay lập tức, nhưng sẽ "xem xét kỹ lưỡng việc chi phí nhập khẩu tăng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về nguy cơ lạm phát như thế nào". Theo Phó Thống đốc Masazumi Wakatabe, ngân hàng trung ương Nhật Bản có khả năng sẽ giữ chính sách tiền tệ theo hướng hiện tại trong tương lai gần vì nền kinh tế vẫn chưa "phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19. Trong khi giá nhiên liệu tăng dự kiến sẽ đẩy lạm phát lên gần mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, các chuyên gia Nhật lo ngại và cảnh báo sẽ có một chiến lược chống lạm phát bằng chính sách thắt chặt hơn trong thời gian tới.

Nói tóm lại, một số ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực chống lạm phát cao kỷ lục, nhưng giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng đột biến có thể làm trầm trọng thêm vấn đề."Nếu giá dầu và khí đốt tiếp tục tăng cao, các ngân hàng trung ương có thể buộc phải đẩy nhanh tốc độ thắt chặt", Victoria Scholar, người đứng đầu bộ phận đầu tư của hãng bán lẻ Anh  Interactive Investor cho biết trong một ghi chú.

Hugh Gimber, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management nói với CNBC rằng, cuộc xung đột ở Ukraine có thể gây thêm áp lực lên các ngân hàng trung ương, làm tăng khả năng mắc sai lầm từ chính sách hiện tại.

Huỳnh Dũng  -Theo Business-standard/Cnbctv18

Huỳnh Dũng
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN