Chắc chắn khi tới Phú Thọ, ngoài việc đi xem SEA Games 31 và du ngoạn thưởng thức danh lam thắng cảnh thì cũng không thể quên những đặc sản Phú Thọ. Những đặc sản chỉ có ở đất Đền.
Phú Thọ được mệnh danh là vùng Đất Tổ linh thiêng, nơi cội nguồn của dân tộc. Nơi đây không chỉ có nền văn hóa lâu đời, với nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị to lớn mà còn nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn khó mà tìm kiếm ở bất kỳ nơi nào khác. Trong chuyến hành trình tới mảnh đất này để xem SEA Games 31, bạn nhất định không được bỏ qua các đặc sản "ngon quên lối về" chỉ có ở Phú Thọ này nhé.
Thịt chua được biết đến là một món ăn bình dị của người Mường ở khu vực Thanh Sơn. Hai thành phần chính của món ăn chính là thịt lợn và thính rang xay mịn. Nhưng sự hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ kết hợp tài tình với các loại gia vị đặc thù cùng cách chế biến riêng biệt, tạo nên hương vị độc đáo khó cưỡng.
Theo lời kể của các trưởng lão ở đây, nguồn gốc ra đời của món thịt chua vốn xuất phát từ nhu cầu bảo quản thịt được lâu hơn để dùng dần mỗi khi mổ lợn. Vì thế, người Mường nghĩ ra cách muối chua thịt trong ống tre, nứa. Hiện nay, món thịt chua Thanh Sơn không chỉ là món ăn riêng của người Mường mà đã trở thành đặc sản đáng tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.
Muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp, cái riêng của hành trình du lịch Phú Thọ, hãy một lần nếm thử món bánh tai đậm đà phong vị của quê hương.
Bánh tai hay còn gọi là bánh Hòn, chính là một trong những đặc sản Phú Thọ nổi tiếng nhất của nơi đây. Sự dẻo thơm của bột gạo kết hợp hài hòa cùng phần nhân thịt lợn đậm đà, béo ngậy, hòa quyện cùng nhiều nguyên liệu khác tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất được ưa thích và trở thành món ăn sáng phổ biến của người dân địa phương.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên bánh sắn cũng ngày một ít đi.Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến bánh sắn, trong trái tim người con Phú Thọ lại trào dâng một cảm xúc khó tả, bởi đó là cả một ký ức tuổi thơ, cả một trời thương nhớ về những năm tháng vất vả đã qua.
Bánh sắn là một món ăn đặc biệt (có thể gọi là đặc sản) của người dân ở vùng miền núi, trung du. Trong đó, Phú Thọ cũng là nơi trồng rất nhiều sắn. Và cùng với đó cũng có rất nhiều món ăn chế biến từ sắn như bánh sắn, xôi sắn, chè sắn, canh sắn. Bánh sắn có bánh sắn nhân ngọt và nhân mặn. Mỗi loại đều có vị ngon riêng của nó. Người Phú Thọ ai cũng thích món bánh này.
Bánh sắn rán là loại bánh được làm từ củ sắn nghiền nhỏ thành bột có nhân đỗ ngọt sau đó đem rán vàng ăn rất ngon, bánh sắn xôi là loại bánh cũng làm từ bột sắn, ngào nước cho dẻo, thêm nhân đỗ, thịt, gia vị vừa vặn sau đó được bọc một lượt lá chuối tươi, xếp và chõ và xôi chín. Ăn nóng rất thơm ngon. Ngoài ra người ta còn làm bánh sắn nướng, bánh dầy sắn...Nếu một dịp nào đó, bạn qua Phú Thọ hãy thử món ăn dân dã này nhé.
Tằm cọ là đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, hấp dẫn du khách bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất. Để làm món tằm cọ, trước hết bạn cần chuẩn bị lò đất nung chứa than hoa đốt từ cây cọ già.
Tằm cọ là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào.
Đây là công đoạn quan trọng nhất, bởi để có món tằm cọ ngon thì nguyên liệu nướng phải đủ nhiệt. Cái món cọ tươi nguyên huyền diệu được đưa ra từ cái chum để nơi khô mát. Trước đó, người ta lên đồi chặt một cây cọ, rồi khéo léo nhẹ nhàng thả vào thân cọ hai đến ba chục con tằm ươm màu vàng chanh béo ngậy, tằm non vừa phải, không được già quá (mục đích là để tằm ăn nõn cọ) trong khoảng thời gian một tuần.
Tằm ăn nõn cọ béo mập, lớp da chuyển sang màu vàng trắng, bóng loáng một bầu mỡ và chất đạm tự nhiên trên lớp da, con nào con nấy tròn mẩy – như một tinh tuý chắt lọc qua công nghệ thiên nhiên của vật thể sống. Trên chiếc đĩa sứ trắng tinh những con tằm nằm phơi mình nín đợi. Bát giấm thanh pha loãng, thả từng con tằm vào để cho tằm nhả bớt khí ai và sạch.
Cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách đặc sản Phú Thọ chắc chắn đó là xáo chuối Lâm Thao. Một món ăn đơn sơ, mộc mạc nhưng rất được yêu thích tại nơi đây.
Cách làm món xáo chuối không có gì quá cầu kỳ nhưng quan trọng là phải tuyển chọn đúng nguyên liệu như: loại chuối tiêu đặc trưng, chuối không được quá xanh hay quá già, tiếp đến là xương sườn lợn, tiết lợn, riềng, nước tương.
Khi thưởng thức, món xáo chuối ăn nóng là ngon nhất. Xáo chuối có vị bùi, thơm mềm, kết hợp với hương đặc trưng của riềng lan tỏa khắp nơi, ăn hoài mà không ngán.
Cọ ỏm là món ăn đặc sắc, được chế biến từ loài cây đặc trưng của miền trung du Phú Thọ. Quả cọ có vị bùi bùi, thơm ngậy và cũng là đặc sản hấp dẫn, gây thích thú cho nhiều du khách khi du lịch Phú Thọ.
Quả cọ khi ăn sống sẽ có vị chát nhưng khi làm ỏm thì quả mềm, thơm ngon gấp nhiều lần. Quả cọ dùng để om phải là quả già mới ngon. Quả càng già, vị càng béo, bùi. Cách om cọ cũng là một nghệ thuật, và chỉ khi bạn trực tiếp nếm thử mới biết được vì sao món ăn này lại hấp dẫn đến vậy.
Đoan Hùng, nơi được biết đến là vùng có những vườn bưởi chín vàng, trĩu quả bên dòng sông Lô nổi tiếng. Từ xa xưa, nơi đây đã được mệnh danh là “lãnh địa” của giống bưởi quý, rạng danh đặc sản vùng Đất Tổ.
Thế nhưng ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
Khi xưa, nhắc đến bưởi là nhắc đến bưởi Đoan Hùng. Loại bưởi duy nhất được lựa chọn để tiến vua. Chỉ các bậc vua chúa mới được thưởng thức giống Bưởi đặc biệt này. Ngày nay người tiêu dùng đã có thêm nhiều lựa chọn chất lượng khác như: bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi diễn... Nhưng bưởi Đoan Hùng vẫn chưa bao giờ bị lãng quên và thậm chí có thể nói là giống Bưởi quý và khó mua nhất, khó đến tay người dùng nhất trong các loại bưởi ngon.