Trồng cây cảnh trên ban công kín có nhiều nhược điểm cố hữu, nếu bạn không chú ý, cây cảnh rất dễ tàn úa, chết khô.
Ngày càng nhiều người sống trong các thành phố bê tông cốt thép nên nhu cầu trồng cây cảnh để làm đẹp cho gia đình, làm mát và thanh lọc không khí ngày càng cao.
Dù không có mảnh đất nào, chỉ trồng được vài chậu cây cảnh trong ban công kín mít với ô cửa nhỏ hé mở thì nhiều người vẫn nỗ lực cải thiện môi trường gia đình mình.
Trồng cây cảnh trên ban công kín có nhiều nhược điểm cố hữu, nếu bạn không chú ý, cây cảnh rất dễ tàn úa, chết khô.
Dưới đây là 5 cạm bẫy phổ biến nhất khi trồng cây cảh trên ban công kín. Chỉ bằng cách tránh tất cả các cạm bẫy này, cây cảnh của bạn mới có thể phát triển mạnh mẽ, lá xanh hoa thắm.
Mặc dù không phải tất cả các giống cây cảnh đều thích ánh sáng, nhưng hầu hết chúng, đặc biệt là các cây cảnh ra hoa, về cơ bản đều rất thích ánh sáng mặt trời.
Nếu cây cảnh này được giữ trong môi trường quá tối sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như cây không phát triển, lá vàng, không ra hoa và dễ bị bệnh.
Ngay cả khi chúng ta trồng lan và các loại cây cảnh chịu bóng râm khác, mặc dù chúng không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng vẫn cần ánh sáng khuếch tán nhẹ, như vậy cây mới phát triển được.
Nếu ban công quá tối, cây cảnh không thể phát triển tốt.
Nếu trong nhà bạn chỉ có ban công hướng Bắc hoàn toàn bị che nắng, không có ánh sáng tán xạ mà muốn trồng cây cảnh thì nên lắp thêm đèn để bổ sung ánh sáng cho cây thông qua ánh sáng nhân tạo.
Hầu hết các ban công kín trong nhà cao tầng hiếm khi được mở cửa sổ để thông gió.
Do không có không khí lưu thông, các loại vi khuẩn dễ sinh sôi trong không gian kín, điều này sẽ dẫn đến ngày càng nhiều vi khuẩn trên lá, hoa và đất.
Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng, nhiều người sẽ thấy chậu cây cảnh của mình xuất hiện tình trạng "mốc mốc" ở trên bề mặt đất, dự báo cây cảnh bị nấm mốc, vi khuẩn.
Một số lượng lớn vi khuẩn sinh sản, dễ dẫn đến nhiễm trùng lá, vàng, đen và nhiều đốm khác nhau trên lá.
Vì vậy, khi trồng cây cảnh trên ban công kín, cần mở thêm cửa sổ để thông gió, giúp hoa và cây trên ban công phát triển khỏe mạnh.
Do kết cấu ban công kín nên điều kiện thông gió tương đối kém. Sau khi tưới chậu hoa, nước khó bay hơi qua luồng không khí.
Vì vậy, những chậu cây cảnh đặt trên ban công kín dễ gây tích nước bên trong chậu cây hơn so với những chậu cây đặt ngoài trời.
Nếu trong chậu cây cảnh tích nước quá nhiều nước, bộ rễ sẽ bị ngâm trong nước đọng lâu ngày, rất dễ gây thối rễ.
Do đó, khi trồng cây cảnh trên ban công khép kín, bạn nên hạn chế tưới nước cho cây cảnh hơn bình thường, tần suất tưới có thể giảm đi, thay vì 1 tuần tưới 2-3 lần thì chỉ nên tưới 1 lần...
Cái gọi là đất vườn là chỉ đất bạn đào trực tiếp từ sân hoặc ven đường. Đây là loại đất ít mùn và chất dinh dưỡng.
Nếu bạn dùng đất này để trồng cây cảnh, sau khi tưới nước, đất có thể trở nên đặc biệt dính và nặng, khả năng thoáng khí kém.
Như vậy, rễ của cây cảnh sẽ hô hấp kém, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cũng kém, lâu ngày dẫn đến cây bị suy dinh dưỡng, héo mòn.
Do toàn bộ không gian ban công khép kín được cách ly với thế giới bên ngoài bằng cửa sổ kính nên khả năng thông gió vốn đã kém.
Nếu sử dụng đất vườn nguyên chất để trồng cây cảnh, độ thoáng khí của đất trồng trong chậu sẽ càng kém hơn.
Khi hoa và cây phát triển trong môi trường đất như vậy, hệ thống rễ không thể hô hấp bình thường. Lâu dần sẽ dẫn đến cây cảnh kém phát triển, nhũn, rễ thối, cuối cùng là chết cả cây.
5. Không quên bón phân cho cây cảnh
Cây cảnh, đặc biệt là cây cảnh ra hoa cần thường xuyên bón phân để giúp chúng phát triển tốt. Tuy nhiên, trong ban công kín nên tránh các loại phân hữu cơ tự tạo, sẽ có mùi rất khó chịu cho gia chủ.
Bạn có thể mua một số loại phân hữu cơ pha sẵn ở chợ hoa hoặc cửa hàng trực tuyến. Có thể dùng các loại phân tan trong nước không mùi, phân tan chậm và các loại phân hóa học khác.