Theo sử chép lại, số lượng phi tần Trung Quốc thời xưa có con không nhiều, họ thực sự phải đấu đá quyết liệt như trong các bộ phim truyền hình cung đấu?
Vào thời xưa, phụ nữ thường không được nắm quyền lực, chịu nhiều bất công của xã hội và dựa dẫm vào nam nhân để tiến lên. Vì thế, mong ước của nhiều thiếu nữ xưa là được tiến cung để trở thành phi tử của hoàng đế.
Người Trung Quốc xưa có câu “mẫu dĩ tử quý” (ý nói là phú quý của người mẹ đều nhờ vào con cái), vốn bắt nguồn từ chuyện các phi tần nhờ có con cái mà được chỗ dựa. Thậm chí nhiều người, nhờ con nối dõi mà được nâng địa vị. Nếu đứa trẻ được chọn để kế vị thì thân phận làm mẹ ruột sẽ hưởng nhiều vinh hoa phú quý hơn.
Thực tế, số lượng phi tần không thể có con rất nhiều. Vì vậy, để làm rõ băn khoăn này, các nhà khoa học đã khám nghiệm thi hài của các vị phi tần xưa. Kết quả thu được khiến họ vô cùng bất ngờ.
Nhiều phi tần chọn cách dùng dược liệu để cơ thể được trẻ trung, xinh đẹp. Điển hình vào thời nhà Hán nàng Triệu Phi Yến vì muốn sở hữu làn da nõn nà, tỏa ngát hương thơm nên nhét vào rốn một viên thuốc gọi là “hương cơ hoàn”.
Loại dược liệu này có thành phần chính là lộc nhung, sâm cao ly và xạ hương. Dù nó có tác dụng làm đẹp nhưng khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Cuối cùng, vì không thể có con, Triệu Phi Yến đành suốt ngày bày mưu tính kế hại các phi tần mang long thai.
Cũng giống như Triệu Phi Yến, nhiều vị phi tần sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để hãm hại những người đang mang long thai. Vì sảy thai nhiều lần, cùng với sự lạc hậu của y học thời bấy giờ, nhiều phi tần không thể phục hồi sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Do đó, việc các phi tần khó có con cũng trở nên phổ biến ở những thời đại này.
Dù hậu cung với hàng nghìn mỹ nữ nhưng không phải ai cũng nhận được sự sủng ái của nhà vua. Nhiều người phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng suốt nhiều năm do không được hoàng đế thị tẩm. Ngoài ra, dù may mắn được chọn, việc phi tần có thể mang thai hay không còn phụ thuộc vào quyết định của hoàng đế.
Nếu không muốn phi tần vừa thị tẩm được mang long thai, hoàng đế sẽ có cách. Sở dĩ họ làm như vậy là để tránh sự tranh giành trong hậu cung. Bên cạnh đó, nhiều phi tần được đưa vào cung là kết quả của liên hôn. Do đó, để tránh đất nước bị đưa vào vòng nguy hiểm, hoàng đế ép những phi tần liên hôn này tuyệt đối không được mang thai.
Nguyên nhân này thường là vì bản thân phi tần đó không có khả năng mang thai. Nhiều vị phi tần tuy sống trong nhung lụa nhưng sức khỏe sinh sản quá yếu, dẫn tới việc họ khó lòng mang thai dù được hoàng đế sủng ái.
Một lý do khác là dù được thị tẩm nhưng đó không phải là thời điểm dễ mang thai thì cơ hội càng khó. Hơn nữa, hoàng đế có tới hơn 3.000 mỹ nữ, số lượng nhiều như vậy thì khả năng được thị tẩm đúng thời điểm của phi tần lại càng hiếm.
Như vậy, việc các phi tần thời xưa dù được sủng ái nhưng không có con không phải hoàn toàn là do sự tranh đấu giữa họ gây ra. Qua đây, ta cũng thấy sự bất công đối với người phụ nữ xưa khi họ không thể tự tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.