Một điều hết sức bất ngờ là chúng ta thiếu cơ chế xử phạt đã khiến hành vi khỏa thân nơi danh thắng liên tục diễn ra, bất chấp bức xúc của cộng đồng.
Mới đây, trên trang Facebook Hiếu Orion đã xuất hiện đoạn clip dài khoảng 5 phút ghi lại một phần chuyến đi của nhóm người khỏa thân lái mô tô di chuyển đến nhà nghỉ Panorama trên Mã Pì Lèng.
Chủ nhân trang Facebook cho rằng “khỏa thân để bảo vệ môi trường”, nhưng với nhiều người yêu vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng thì đây là hành vi xúc phạm danh thắng.
Cảnh đẹp ở Mã Pì Lèng gần đây bị hình ảnh không đẹp chen ngang. Ảnh: CT
Thông tin trên PLO cho biết, dù ý tưởng bảo vệ môi trường của nhóm người khỏa thân tại Mã Pì Lèng là tốt nhưng cách làm lại không phù hợp, nó phản tác dụng hơn là mang lại ý nghĩa như họ mong muốn, gây bức xúc trong cộng đồng.
Đáng buồn hơn, hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta vẫn chưa đặt ra quy định xử phạt những hành vi khỏa thân nơi công cộng, danh thắng, địa điểm du lịch.
Khỏa thân ở nơi công cộng thì có phạt được không? Xin thưa là hiện nay không có quy định pháp luật nào điều chỉnh.
Vậy khỏa thân xong, đăng tải hình ảnh, clip đó lên mạng thì được không?
Thông tin trên PLO cho biết, điều 8 của Luật An ninh mạng đã có quy định nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để đăng tải các nội dung phá hoại thuần phong mỹ tục. Nghị định 72/2013 cũng có nội dung tương tự. Song đến nay, thế nào là "phá hoại thuần phong mỹ tục" vẫn chưa được giải thích cụ thể và chế tài xử phạt cho các quy định trên vẫn chưa được đặt ra.
Thiếu quy định chế tài chính là một trong những nguyên nhân khiến hành vi khỏa thân nơi công cộng danh thắng liên tục diễn ra trong thời gian gần đây, bất chấp bù rìu của dư luận. Chưa đầy một tháng trước đó cũng đã xảy ra trường hợp của cô gái bán khỏa thân ở phố cổ Hội An.
Nếu cơ quan chức năng không sớm xắn tay để đưa ra quy định xử phạt cho các hành vi trên thì sẽ còn nhiều danh thắng trở thành phông nền cho những hình ảnh khoe da thịt.
Như Dân Việt đã đưa tin, những ngày qua, công trình 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng bên hông đèo Mã Pì Lèng, thuộc địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) khi thiếu nhiều thủ tục pháp lý đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, tòa nhà đồ sộ này đã phá vỡ cảnh quan khu danh thắng Mã Pì Lèng nên cần phải tháo dỡ, phá bỏ. Nhưng cũng không ít quan điểm bày tỏ nơi đây cần có 1 công trình như vậy để khách du lịch nghỉ ngơi, ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của vực Tu Sản.
Trong lúc chờ đợi hướng xử lý vụ việc từ chính quyền sở tại, cộng đồng mạng xã hội Facebook bỗng dậy sóng trước hình ảnh 4 người đàn ông đứng tạo dáng, livestream (phát sóng và tương tác trực tiếp) trước cửa tòa nhà Mã Pì Lèng Panorama với lí do… bảo vệ môi trường (?!).
Hình ảnh 4 người đàn ông trong tình trạng "thiếu vải" đứng tạo dáng tại nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama đang vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình).
Nội dung video thể hiện cảnh 4 người đàn ông rủ nhau cởi hết quần áo, đi xe máy nối đuôi sau một chiếc ô tô bán tải hướng tới nhà hàng Panorama. Xen lẫn hình ảnh 4 người trong trạng thái gần như khỏa thân là tiếng cười tỏ vẻ thích thú của người cầm máy quay.
Khi đến vị trí trước cửa nhà hàng, 4 người đàn ông đã cùng nhau tạo dáng chụp ảnh để “lưu giữ kỉ niệm”. Hành động “kì quái” của những người này nhanh chóng thu hút sự chú ý từ người đi đường.
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ về hành động của nhóm người trên, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - Nguyễn Cao Cường không giấu nổi nỗi bức xúc: "Bọn điên này ở đâu? Chúng muốn đánh bóng tên tuổi?", ông Cường giận dữ đặt câu hỏi.
Sáng 9/10, trao đổi với PV Nhịp sống Việt, đại diện Văn phòng UBND huyện Mèo Vạc cho biết, địa phương đã nắm bắt được thông tin về vụ việc này.
"Chiều qua chúng tôi thấy trên mạng xã hội đăng tải những hình ảnh phản cảm của một nhóm người. Chúng tôi sẽ kiểm tra thêm để nắm thông tin" - vị lãnh đạo nói.
Nên có quy định pháp luật như trước đây Về mặt pháp luật thì những người khân mặc quần áo khi ra đường có vi hạm hay không? Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 73 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, tại Điều 10 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Nghị định 167/2013 đã thay thế Nghị định 73/2010 từ ngày 28-12-2013. Thế nhưng Nghị định 167/2013 đã bỏ hẳn nội dung này. Do vậy, kể từ thời điểm trên thì không thể xử lý đối với người có hành vi này. Theo nguyên tắc của pháp luật thì cá nhân được làm những gì luật không cấm. Do hiện nay không có chế tài đối với hành vi này do vậy không thể xử lý. Thậm chí ngay cả văn hóa phương Tây cũng chỉ chấp nhận hành vi này đối với một số nơi nhất định, ví dụ như bãi tắm biển khỏa thân. Do đó, việc bỏ chế tài này trong Nghị đình 167/2013 có lẽ là việc thiếu hợp lý. Quan điểm cá nhân tôi là nên đưa quy định này trở lại để bảo vệ nét thuần phong mỹ tục của nền văn hóa Phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng, tránh để một số người, nhất là giới trẻ có những hành vi lạm dụng ăn mặc hở hang ra đường làm ảnh hưởng không nhỏ tâm lý, định hướng về những chuẩn mực xã hội, nhất là với trẻ em. Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM trao đổi trên PLO |
Xem thêm clip Dân Việt: Cảnh quan hùng vĩ của đỉnh Mã Pí Lèng, nơi vừa bị cắm "gai bê tông"