TTVH Online

"Nhan sắc" loài ốc anh vũ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Phong Cầm 20/03/2016 16:29 GMT+7

Tại Việt Nam, số lượng ốc anh vũ ước tính còn rất ít, loài động vật này được xếp vào các loài có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn.

Ốc anh vũ (Nautilus pompilus) được coi là một “hóa thạch sống” vì chúng thay đổi rất ít so với tổ tiên cách đây 400-500 triệu năm, được biết đến thông qua các hóa thạch. Chúng sống  dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương và số lượng còn rất ít, đã từ lâu được đặt và nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp thì tại Việt Nam số lượng ốc anh vũ ước tính còn rất ít, loài động vật này được xếp vào các loài có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn.

Các tài liệu ghi chép về loài ốc anh vũ tại Việt Nam cho rằng đây là loài thuỷ sinh sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Đây là loài động vật thân mềm rất cổ xưa, đến nay đã tồn tại được tới khoảng trên 300 triệu năm, còn gọi là một dạng hóa thạch sống.

 Loài ốc này có vỏ hình tròn, màu trắng, chiều ngang khoảng 20 cm, có vân nâu và nổi lên sọc tăng trưởng rất mịn.

Ốc anh vũ không bò dưới đáy biển như các loài ốc thông thường mà có khả năng bơi trong nước biển bằng cách hút và phun nước theo cơ chế phản lực, giống như mực và bạch tuộc.

Đây là loài ăn tạp, chủ động bắt mồi, ban ngày sống dưới đáy biển, ban đêm nổi lên mặt nước tìm thức ăn.

Vỏ ốc anh vũ thường được chế tác thành các món đồ phong thủy, đồ thủ công mỹ nghệ trang trí nhà có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Do có mặt cắt vỏ rất đẹp và quý hiếm nên vỏ ốc anh vũ có giá trị mỹ nghệ. Loài “quái vật biển” này được giới thượng lưu săn lùng làm bộ sưu tập.

Tại Việt Nam, loài ốc này được phân bố tại khu vực Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu song do đây là loài sinh vật quý hiếm lại bị khai thác làm đồ mỹ nghệ nên ngày càng trở nên hiếm gặp.

Việc bắt được loài động vật quý hiếm này còn được ví như "bắt được vàng" không chỉ đối với ngư dân mà còn cả với các nhà nghiên cứu.

Hiện, ốc anh vũ ở Việt Nam đã nhận được đề nghị từ phía Hoa Kỳ đưa vào Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

S.E.N (TH)
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN