TTVH Online

Hẩm hiu số phận lính dù Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Phong Cầm 25/09/2017 10:30 GMT+7

Không có cuộc chiến nào mà vai trò của lính dù Mỹ trở nên mờ nhạt như ở Việt Nam, vài trò của họ chẳng khác gì lính bộ binh trên chiến trường.

Ngay từ khi Quân đội Mỹ chính thức đưa quân vào chiến trường Việt Nam, hầu hết hết các sư đoàn lính dù gạo cội nhất của họ đều được điều động tham chiến. Với suy nghĩ đơn giản rằng các đơn vị không vận này sẽ được việc như ở chiến trường châu Âu hay gần hơn là Triều Tiên, tuy nhiên họ đã lầm khi Việt Nam không phải là nơi dành cho lính dù Mỹ có thể tự tung tự tác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điều này được thể hiện rõ qua cách Quân đội Mỹ sử dụng các đơn vị dù của mình ở chiến trường miền Nam Việt Nam, các cuộc đổ bộ đường không bằng dù quy ngày càng ít dần và thay vào đó là sử dụng trực thăng hành quân hoặc thiết xa vận. Đến mức các đơn vị dù thiện chiến nhất của Mỹ hoạt động không khác gì các đơn vị bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khác với Chiến tranh Thế giới thứ hai hay ở Triều Tiên, các đơn vị dù của Mỹ không phát huy được sức mạnh vốn có của mình. Không chỉ giới hạn về mặt địa hình mà họ còn phải đối đấu với chiến tranh du kích của quân giải phóng. Các đợt hành quân bằng dù gần như bị hóa giải khi liên tục bị quân ta phục kích ngay vừa khi đặt chân xuống mặt từ trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không thể thực hiện các đợt đổ bộ đường không quy mô lớn, tướng lĩnh Mỹ ở Việt Nam thay đổi kiểu hành quân tác chiến cho các đơn vị dù của mình. Và từ "thiên thần của bầu trời" lính dù Mỹ phải hành quân tác chiến dựa vào trực thăng vận và thiết xa vận. Nếu may mắn có các chiến dịch hiệp đồng quy mô lớn họ sẽ được triển khai bằng đường không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Quay lại vấn đề chính, do địa hình miền Nam Việt Nam khá hẹp, nhiều đồi núi, ít khu vực đồng bằng rộng lớn nên để lính dù Mỹ có thể tác chiến hoặc rải quân trên diện rộng trong các đợt hành quân là điều cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tất nhiên họ vẫn có thể thực hiện đổ quân với số lượng ít với quy mô hạn chế trong các khu vực địa hình đảm bảo cho việc triển khai lính dù, nhưng nếu làm như vậy thì khả năng tác chiến của các đơn vị này sẽ bị hạn chế do quân số không đủ mặt khác họ cũng không đủ khả năng tự tác chiến trong vùng địch mà không có hỗ trợ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Do đó việc sử dụng trực thăng trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý khi nó có thể đáp ứng mọi yêu cầu về tác chiến của lính dù Mỹ trên chiến trường. Từ đổ quân, hổ trợ hỏa lực, thu quân cho đến tiếp vận. Nhưng Quân đội Mỹ có dùng cách gì đi nữa thì nó vẫn bị quân và dân ta hóa giải được. Nguồn ảnh: News.

Trên chiến trường miền Nam Việt Nam địa bàn hoạt động phù hợp nhất với lính dù Mỹ chính là ở Tây Nguyên hay còn có tên gọi khác là Cao nguyên Trung Phần vì đơn giản ở đây có nhiều khu vực địa hình trống trải. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu có một điều gì đó các đơn vị không vận dành cho lính dù Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam làm tốt nhất thì đó là chính tiếp vận. Khi họ là lực lượng chính cung cấp đạn dược, nhu yếu phẩm thuốc men cho các đơn vị dù Mỹ đóng quân trên các cao điểm hoặc cứ điểm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Về cơ bản trong Chiến tranh Việt Nam, các đơn vị dù Mỹ vẫn chưa thực sự thích nghi được với môi trường tác chiến mới bị chi phối quá nhiều bởi các yếu tố bên ngoài hơn là năng lực tác chiến của họ yếu kém.

Điều này khiến lính dù Mỹ tại Việt Nam đơn thuần chỉ là các đơn vị chiến đấu bộ binh thông thường hơn là một lực lượng có khả năng tác chiến sau lưng chiến tuyến của kẻ thù vì bởi trên chiến trường Việt Nam chưa từng tồn tại một chiến tuyến nào là cụ thể. Nguồn ảnh: Vietnam.

Bên cạnh đó, Chiến tranh Việt Nam cũng tác động mạnh mẽ đến học thuyết xây dựng và phát triển các đơn vị đổ bộ đường không của Mỹ sau này. Đánh dấu sự thoái trào về vai trò chiến lược của các đơn vị dù Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam cũng như sau Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Balti.

Một đợt đổ bộ đường không của lính dù Mỹ khi vừa đến tham chiến tại Việt Nam. Bức ảnh được chụp vào tháng 11.1965 tại Phan Rang

Nhật Vi
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN