TTVH Online

Bên trong ngôi trường đắt đỏ đào tạo những Mark Zuckerberg tiếp theo trong tương lai

Phong Cầm 17/02/2018 02:55 GMT+7

Trong tòa nhà từng là văn phòng của hãng máy tính IBM ở San Jose, California là ngôi trường cung cấp những lớp học có tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất tại Mỹ.

Khi các học sinh của ngôi trường Basis Independent Silicon Valley (BISV) kể về nơi mình theo học với bạn bè, đa số sẽ nhận lại câu hỏi “Tại sao cậu lại đối xử với bản thân như thế?”.

BISV nổi tiếng với việc đặt ra tiêu chuẩn cực cao cho các học sinh của mình. Hầu hết các lớp học dựa theo chương trình AP (Advanced Placement: bao gồm các khóa tương ứng năm đầu đại học, cho phép học sinh lấy tín chỉ Đại học ngay từ khi ở bậc phổ thông) và hằng năm trao rất ít bằng xuất sắc.

Những người sáng lập ngôi trường tin rằng họ có thể chọn ra những phương pháp tốt nhất từ những hệ thống giáo dục xuất sắc nhất thế giới. Từ đó có thể đào tạo được lứa học sinh đủ khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Năm 2016, các học sinh lớp 9 (14 tuổi) theo học tại BISV tham dự bài thi quốc tế và có phổ điểm môn toán, đọc hiểu và khoa học cao hơn những học sinh 15 tuổi đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

Ngôi trường muốn xây dựng hệ thống của mình khác biệt với các ngôi trường tư khác. Và tôn chỉ của nó chính là đưa ra yêu cầu nghiêm khắc về kết quả học tập.

Các bậc phụ huynh của ngôi trường đa số là người nhập cư, họ chọn nơi này bởi ở đây đề cao áp lực học tập như tại Trung Quốc và Ấn Độ.Đánh giá học sinh là yêu cầu cốt lõi của trường. Trong hình là các học sinh lớp 7 đang thảo luận trước kỳ thi giữa kỳ.Hằng năm các học sinh phải trải qua một bài thi giữa kỳ và một bài thi kết thúc năm để trường có cơ sở để đánh giá toàn diện học sinh.

Bài thi sẽ bao trùm tất cả nội dung học sinh đã được học – và các bạn học sinh này cho biết đều cảm thấy rất tự tin.

BISV tự ví như một chương trình nghệ thuật tự do, mặc dù nó bám sát theo các yêu cầu của mô hình giáo dục STEM – giáo dục khoa học, bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán).

Ngôi trường yêu cầu các học sinh học chương trình toán cấp phổ thông ở bậc trung học, và bắt đầu học hóa học, vật lý và sinh học theo các lớp khoa học chuyên đề từ lớp 6.

Trong một lớp hóa học của lớp 6, các học sinh dùng vòi đốt Bunsen để kiểm tra chất bị đốt có màu gì để đoán có nguyên tố bí ẩn nào trong đó.

Các thầy giáo hóa học ở trường khác thường “phát điên” khi để học sinh lớp 6 sử dụng vòi đốt Bunsen, tuy vậy Mark Ryan – giáo viên hóa học tại BISV tự tin rằng các học sinh lớp sáu của mình có thể xử lý được.

Phần lớn các giáo viên tại đây đều có bằng cấp trên đại học.

Sau khi hoàn thành các yêu cầu tốt nghiệp vào cuối lớp 11, các học sinh sẽ đào sâu vào những lĩnh vực yêu thích thông qua các lớp chuyên đề có tên “capstone class”.

Trong hình là một lớp capstone Sinh học về Ung thư, nơi các học sinh thử nghiệm kem chống nắng lên các mẫu nấm men sống để đo khả năng bảo vệ của chúng.


Mỗi học sinh thường làm bài tập 3 đến 4 tiếng mỗi tối. Tất cả học sinh đều được phát một cuốn “nhật ký liên lạc” để ghi bài tập hằng ngày.

Dù nằm giữa Thung lũng Silicon nhưng BISV không áp dụng nhiều công nghệ vào công việc giảng dạy.

Không có học sinh nào dùng máy tính bảng hoặc điện thoại, laptop cũng rất ít được sử dụng.

Một số trường sử dụng các phần mềm để mở rộng việc giáo dục cá nhân – phù hợp với các bài học áp dụng cho học sinh ở từng trình độ khác nhau. Nhưng khi công nghệ thay thế sự dạy dỗ của con người, điều đó cũng khiến chi phí học tập tăng lên.

BISV chỉ coi công nghệ là công cụ chứ không phải giải pháp cho giáo dục. Điều thực sự tạo nên hoạt động trong lớp học chính là đội ngũ giáo viên của trường.

BISV cũng nhắm tới mục tiêu cung cấp nền giáo dục đa dạng với các môn học thuộc lĩnh vực nhân văn cũng như các môn khoa học.

Nhưng tại nhà, các phụ huynh cũng gửi đến một thông điệp rõ ràng: Thành công là khi được nhận một công việc thuộc chuyên ngành công nghệ.

Toby Walker là người đứng đầu trường BISV và cựu giáo viên lịch sử. Ông nói rằng học sinh của ông “nhận thức sâu sắc về vị trí địa lý của trường” (bên trong Thung lũng Silicon, nơi tập trung các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới).

Nhưng ông không định nghĩa thành công chỉ xoay quanh lĩnh vực công nghệ. Ông muốn các học sinh của mình có thể tham dự các bữa tối và để lại ấn tượng am hiểu nhiều chủ đề khác nhau.

Đó là kỹ năng mà hầu hết các kỹ sư công nghệ đều cần đến trong cuộc sống.

Ngôi trường có học phí đắt đỏ hàng đầu thế giới, tuyển sinh nghiêm ngặt nhưng yêu cầu học sinh làm việc như những...

Hậu Dương (Theo Business Insider)
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN