TTVH Online

Oai hùng dàn tiêm kích đầu tiên của Không quân VN

Phong Cầm 24/02/2018 13:28 GMT+7

Theo nhiều tài liệu, trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc đã viện trợ cho quân đội ta tổng cộng 503 máy bay tiêm kích các loại.

Từ đầu những năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của Không quân Việt Nam với phiên hiệu Trung Đoàn 921 đã được ra đời với biên chế ban đầu bao gồm 36 tiêm kích MiG-17F. Nguồn ảnh: Baomoi.

Đây cũng chính là những chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Tienphong.

MiG-17 là loại chiến đấu cơ cận âm, được xếp vào hàng tiêm kích nhưng mục đích thiết kế ban đầu của MiG-17 lại là bắn hạ các máy bay ném bom của đối phương, chứ không phải tham gia hỗn chiến với các tiêm kích khác của địch. Nguồn ảnh: Baomoi.

Do có tốc độ thấp hơn so với MiG-21, khả năng ngoặt và quay vòng trên không của MiG-17 vượt trội hơn hẳn so với các phi cơ MiG-21 sau này ta được nhận. Một số tài liệu còn ghi nhận việc phi công Việt Nam thích lái MiG-17 hơn là MiG-21. Nguồn ảnh: Janet.

Tới năm 1969, Không quân Nhân dân Việt Nam nhận được một loạt các tiêm kích đánh chặn J-6 do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.

Là mẫu tiêm kích đánh đánh chặn do Trung Quốc sản xuất, J-6 được chế tạo dựa trên mẫu MiG-19 của Liên Xô. Ảnh: Tiêm kích J-6 của Trung Quốc ở phía xa. Nguồn ảnh: KQVN.

Cuối cùng là mẫu tiêm kích được coi là "chủ lực" của Không quân Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước - tiêm kích MiG-21 các phiên bản. Nguồn ảnh: Baomoi.

Bắt đầu được Liên Xô viện trợ cho ta trong giai đoạn từ cuối năm 1965, đầu 1966, ngay từ lô hàng đầu tiên, phía Liên Xô đã cung cấp cho ta những chiếc MiG-21PF - loại MiG-21 thuộc hàng hiện đại nhất thời bấy giời. Nguồn ảnh: Baomoi.

Hai năm sau, vào khoảng mùa thu năm 1967, phía Liên Xô lại tiếp tục cung cấp cho Việt Nam những lô tiêm kích MiG-21 phiên bản MiG-21F13 đầu tiên. Nguồn ảnh: QPAN.

Điều trớ trêu ở đây đó là MiG-21F-13 vốn dĩ là phiên bản thế hệ trước, kém hiện đại hơn so với MiG-21PF. Cụ thể, MiG-21PF được trang bị radar điều khiển hỏa lực, có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm trong khi đó MiG-21F13 vốn dĩ là phiên bản cũ, chỉ tác chiến được ban ngày và không có hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: QDND.

Tới tận ngày nay, nhiều chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam vẫn tiếp tục được hoạt động và tung cánh bảo vệ vùng trời tổ quốc, dù phần nhiều trong số chúng đều đã sắp bước qua tuổi "ngũ tuần". Nguồn ảnh: Jetphoto.

Bên cạnh đó, cũng có không ít chiếc MiG-21 được phong làm "Bảo vật quốc gia" và trở thành biểu tượng cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc của quân và dân ta.

Tuấn Anh
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN