Việc bán đồng hồ theo mô hình shop-in-shop tại 18 cửa hàng Thế giới Di Động và Điện máy xanh của ông Nguyễn Đức Tài tới thời điểm hiện tại khá khả quan. Trung bình mỗi tháng, một cửa hàng bán ra trên 500 đồng hồ, tương ứng với mức doanh thu từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tương ứng con số doanh thu ít nhất là 10,4 tỷ đồng/tháng từ mảng kinh doanh đồng hồ.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). (Ảnh: Internet)
Theo thông tin từ Công ty CP Đầu tư Thế giới Di Động (MWG), dưới sự điều hành của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài và các cộng sự, trong 5 tháng đầu năm 2019, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 42.784 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 39% so với cùng kỳ, đạt 1.792 tỷ đồng. Luỹ kế 5 tháng, Thế giới Di Động đã thực hiện 39% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài cho biết, kết quả thử nghiệm việc bán đồng hồ theo mô hình shop-in-shop tại 18 cửa hàng Thế giới Di Động và Điện máy xanh tới thời điểm hiện tại khá khả quan. Trung bình mỗi tháng, một cửa hàng bán ra trên 500 đồng hồ, tương ứng với mức doanh thu từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng, tương ứng con số doanh thu ít nhất là 10,4 tỷ đồng/tháng từ mảng kinh doanh đồng hồ.
Như vậy, kể từ khi bước chân vào lĩnh vực đồng hồ tới nay, Thế Giới Di Động đã thu về kết quả kinh doanh khá tích cực. Tại một buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra gần đây, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay, diễn biến tích cực từ doanh số bán đồng hồ đã phần nào được hỗ trợ bởi các chương trình khuyến mãi của Thế giới Di Động, khi biên lợi nhuận gộp của sản phẩm đồng hồ thời trang có thể vượt 40%, công ty hiện đang bán sản phẩm có mức giá chiết khấu hơn 20% so với giá niêm yết để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, điều này vẫn giúp đóng góp lợi nhuận cho các cửa hàng, khi việc kinh doanh đồng hồ thời trang không tốn thêm chi phí hoạt động cho Thế giới Di Động ngoài chi phí đầu tư ban đầu. Sau khi nhận thấy các tín hiện tích cực ban đầu, Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài có kế hoạch đưa lượng cửa hàng bán đồng hồ lên con số 30 vào cuối quý II.
Và lần này, Thế giới Di Động tiếp tục khẳng định sẽ nhân rộng số cửa hàng kinh doanh mặt hàng đồng hồ trong thời gian tới.
5 tháng đầu năm 2019, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 42.784 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. (Ảnh: MWG)
Song hiện tại, nhóm điện lạnh vẫn là động lực tăng trưởng chính, tăng hơn 2.300 tỷ đồng về doanh thu, chiếm 40% trong tổng giá trị doanh thu tăng thêm của Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài trong 5 tháng đầu năm.
Với sản phẩm điện thoại, công ty đã gia tăng thị phần lên 47% so với mức 45% cuối năm trước, và duy trì mức tăng trưởng dương trong bối cảnh toàn thị trường giảm.
Đối với Chuỗi Thế giới Di Động, tới ngày 31/5/2019, công ty có 2.371 cửa hàng, tăng thêm 47 cửa hàng so với cuối tháng 4. Công ty tiếp tục giảm số lượng điểm bán do một số cửa hàng có doanh thu cao được chuyển đổi thành cửa hàng điện máy; chuỗi Điện máy xanh có 18 cửa hàng tăng thêm do cả mở mới và chuyển đổi; chuỗi Bách hóa xanh phát triển thêm 33 điểm bán, nâng tổng số cửa hàng lên 545.
Riêng trong tháng 5, Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài đã nâng cấp 94 cửa hàng Điện máy xanh mini với layout trưng bày mới. Trong hai tháng gần đây, công ty đã hoàn tất thay đổi trưng bày cho 177 cửa hàng Điện máy xanh mini, doanh thu các cửa hàng sau khi nâng cấp ghi nhận mức tăng trưởng vượt 30% so với kết quả kinh doanh trước đó.
Mảng điện thoại và điện tử, điện lạnh vẫn đóng góp phần lớn doanh thu của Thế Giới Di Động. (Ảnh: MWG)
Đối với Bách hóa xanh, trong 545 cửa hàng cuối tháng 5 thì có 173 cửa hàng tại 12 tỉnh khu vực Nam Bộ ngoài TP.HCM,chiếm 30% tổng số cửa hàng Bách hóa xanh so với mức 8% ở thời điểm cuối năm 2018.
Trong tháng 5/2019, Bách hóa xanh đã mở rộng phạm vi thêm hai tỉnh mới là An Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. Do điều kiện mặt bằng, Bách hóa xanh có nhiều cơ hội mở cửa hàng lớn ở thị trường tỉnh so với TP HCM. Tới hết tháng 5, Bách hóa xanh có 75 cửa hàng lớn 300m2, bao gồm 30 cửa hàng ở TP.HCM và 45 cửa hàng ở các tỉnh, con số anyf gấp đôi so với cuối năm 2018 và đang chiếm khoảng 14% số cửa hàng toàn chuỗi.
Doanh thu trung bình lên đến hơn 1,4 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, tăng 75% so với mức 800 triệu cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu trung bình của các cửa hàng chuẩn khoảng 1,3 tỷ đồng/tháng và các cửa hàng lớn là 2,3 tỉỷđồng/tháng.
Sau 3 tháng khởi động việc mua trực tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu, sản lượng hàng hóa nhập khẩu đã tăng đáng kể từ 30 container trong tháng 4 lên đến 80 container trong tháng 5.
Tỷ lệ đóng góp của hàng tươi sống, hàng mát và đông lạnh trong tổng doanh thu của Bách hóa xanh lũy kế 5 tháng đầu năm tiếp tục tăng lên đến 50%, so với mức 40% cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, Bách hóa xanh bán ra gần 8.000 tấn hàng tươi sống, tăng 60% so với khoảng 5.000 tấn đầu năm 2019.
Cuối tháng 5, Bách hóa xanh đã khởi động việc đưa đồ dùng nhà bếp và một số sản phẩm gia dụng thiết yếu vào mô hình Double Shop cửa hàng thử nghiệm đầu tiên đặt tại tỉnh Tây Ninh.