Thứ bảy, 20/04/2024

Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng

04/02/2023 1:00 PM (GMT+7)

Những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế; còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Đây được coi là văn bản pháp lý quan trọng góp phần quản lý minh bạch tiền công đức, tài trợ nhưng vẫn không gây cản trở các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số điểm đáng chú ý tại Thông tư này.

PV: Thưa bà, xin bà cho biết việc cần thiết ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội?

Bà Vũ Thị Hải Yến: Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện nay có gần 9.000 lễ hội, trong đó có khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng, ngoài ra có gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài. Về di tích, cả nước có trên 10.000 di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, gần 4.000 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia, 123 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời, có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên, từ lâu chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý, thu chi đối với lĩnh vực này mà mới chỉ dừng ở công văn hướng dẫn thực hiện, chưa có tác dụng chế tài hiệu quả.

Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng - Ảnh 1.

Bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính

Những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế; còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng, nhất là các Khu di tích lịch sử quốc gia, Khu di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có di tích là cơ sở tôn giáo, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo.

Việc quản lý di tích và tổ chức lễ hội trong tình hình mới, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố kinh tế thị trường, đòi hỏi các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích vật chất cần được quản lý theo hướng minh bạch, rõ ràng, loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.

Thực tế người dân có nhu cầu rất lớn trong việc đóng góp cho hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Chúng ta đang ở trong bối cảnh của xã hội số, nền kinh tế số, bên cạnh việc công đức, tài trợ theo hình thức bằng tiền mặt, thì việc công đức, tài trợ theo hình thức chuyển khoản là bình thường, không ảnh hưởng đến hành vi, thói quen công đức của người dân và cũng không cản trở các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc ban hành Thông tư này thực sự cần thiết, tạo hành lang pháp lý để vừa tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia đóng góp phát triển văn hóa đất nước, vừa tạo ra sự tin tưởng, minh bạch trong các hoạt động này, giúp đóng góp tích cực hơn cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích và lễ hội nói riêng, phát triển văn hóa của đất nước nói chung.


PV: Có ý kiến cho rằng việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04 này là nhằm quản lý tiền công đức, tài trợ của các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Xin bà cho biết quan điểm về vấn đề này?

Bà Vũ Thị Hải Yến: Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; trong đó thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Thứ hai, Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội (bao gồm cả việc tự quyết định về nội dung chi và mức chi cho hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích), bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba, các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được ghi chép, quản lý an toàn, công khai, minh bạch để tạo niềm tin cũng như phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích chung cho toàn thể cộng đồng.


PV: Tại Điều 13 và 14 Thông tư quy định quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, trong đó quy định trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên số thu tiền công đức, tài trợ cho các nội dung sử dụng. Xin bà cho biết tại sao Thông tư này không quy định cụ thể các mức trích để thống nhất thực hiện?

Bà Vũ Thị Hải Yến: Di tích gồm nhiều loại và quy mô khác nhau, thuộc nhiều chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng khác nhau, ở những vùng miền, dân tộc khác nhau, lễ hội cũng đa dạng không kém. Theo đó, số thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội ở mỗi địa phương, từng di tích không giống nhau; có di tích có nguồn thu công đức, tài trợ lớn, nhiều di tích có nguồn thu công đức, tài trợ thấp, thậm chí không có nguồn thu công đức, tài trợ. Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế tại địa phương và từng di tích, tại Thông tư này chỉ quy định có tính nguyên tắc, còn mức trích cụ thể để các địa phương tự quyết định.


PV: Hiện nay, tại một số di tích thực hiện thu phí tham quan; có ý kiến đề nghị cần phải sử dụng một phần số thu phí tại di tích để đầu tư trở lại cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Quan điểm của bà về nội dung này thế nào?

Bà Vũ Thị Hải Yến: Theo quy định tại Điều 58 Luật Di sản văn hóa, nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di tích, bao gồm: Ngân sách nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích (thu phí tham quan); tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Đối với nguồn thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa (thu phí tham quan) được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Mức thu phí tham quan di tích do cấp có thẩm quyền quy định; số thu phí được sử dụng một phần nộp ngân sách nhà nước, phần còn lại được để lại cho đơn vị thu phí để trang trải các chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Đối với số thu phí nộp ngân sách thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng cho các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bao gồm chi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).