Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ xây dựng nông thôn mới

Trần Hậu - Đoàn Hồng Thứ hai, ngày 05/09/2022 19:24 PM (GMT+7)
Qua gần 20 năm, kể từ ngày tái lập huyện, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đang từng ngày “thay da, đổi thịt” trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…. Để có được thành quả đó, không thể không kể đến hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Bình luận 0

Tây Giang hái "quả ngọt"

Ông Lê Hoàng Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, là một huyện miền núi cao, nơi điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát điểm trong xây dựng NTM còn thấp; khi bắt đầu xây dựng NTM bình quân số tiêu chí NTM đạt chuẩn là 2 tiêu chí/xã. Xây dựng NTM có sự chênh lệch lớn so với các huyện miền núi thấp và đồng bằng.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 1.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là giao thông đã giúp cho huyện miền núi Tây Giang thay đổi diện mạo. Ảnh: Trần Hậu.

Khó khăn là vậy, nhưng bằng quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân. Thời gian qua, Tây Giang đã có sự tập trung quan tâm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM và đã đạt được nhiều kết quả nhất định.

Đến cuối năm 2021, huyện Tây Giang có 3/10 xã đạt chuẩn NTM (Anông năm 2014, Lăng năm 2015 và Atiêng năm 2020); bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 12,7 tiêu chí/xã.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 2.

Ông Lê Hoàng Linh (bên trái) – Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ thành quả sau hơn 10 năm xây dựng NTM với phóng viên. Ảnh: Trần Hậu.

Toàn huyện Tây Giang có 63 thôn; thực hiện Đề án thôn khó khăn theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó, huyện Tây Giang có 13 thôn (xã Tr,hy 6 thôn, xã Ch,ơm 7 thôn), ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 2,535 tỷ đồng/thôn để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 3.

Với những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM, huyện miền núi Tây Giang đã có những đổi thay ngoạn mục. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 4.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tây Giang có thêm 8 thôn đặc biệt khó khăn được ngân sách tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng/thôn để thực hiện thôn NTM.

Từ nguồn vốn của Chương trình NTM và lồng ghép từ các chương trình khác mỗi năm huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, công trình, dự án tại các địa phương được đầu tư đồng bộ.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 5.

Làng mới Arui, xã Dang, từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến nay 100% hộ dân ở đây đã xóa được nhà tạm. Ảnh: Đình Hiệp.

Các tuyến đường giao thông cơ bản đi lại thuận lợi, điện thắp sáng, trường học được xây dựng mới khang trang, trạm y tế đạt chuẩn... bà con rất phấn khởi, đời sống từ đó cũng được nâng lên. Nhờ đó, diện mạo vùng nông thôn, vùng biên giới Tây Giang đã khởi sắc từng ngày.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 5.

Đến cuối năm 2021, huyện Tây Giang có 3/10 xã đạt chuẩn NTM. Ảnh: T.H.

"Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã tạo "luồng gió mới" tích cực, làm thay đổi đáng kể bộ mặt đời sống người dân ở vùng nông thôn miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã có nhiều khởi sắc; nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người dân trong tham gia xây dựng NTM đã được nâng lên rõ rệt, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số…", ông Linh vui mừng nói.

Tây Giang tạo đột phá từ những bước đi căn bản

Ông Linh cho biết thêm, để đạt được thành quả như ngày hôm nay huyện đã có 5 bước đi căn bản, xuyên suốt trong quá trình xây dựng NTM tại Tây Giang đó là: Giao thông; ổn định mặt bằng và sắp xếp dân cư gắn với xây dựng NTM; xây dựng các trụ sở làm việc, điện, đường, trường, trạm; gắn kết kinh tế người dân (ruộng – rừng); du lịch – dịch vụ.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 7.

Nhờ mô hình trồng cây dược liệu mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Tây Giang đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 8.

Huyện Tây Giang có hơn 941ha trồng cây dược liệu, với khoảng hơn 1.000 hộ tham gia, hai loại cây chủ yếu là cây đảng sâm và cây ba kích. Ảnh: T.H.

Với những cách làm hay, sáng tạo, Chương trình xây dựng NTM tại huyện Tây Giang đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn được tăng cường đầu tư đã tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng sự hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 8.

Tây Giang đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.

Theo ông Linh, cái khó của Tây Giang hiện nay là thu nhập. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, được mùa hay mất mùa đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong chăn nuôi, nhiều hộ dân còn quen với tập quán thả rông gia súc, gia cầm, chuồng trại chưa đảm bảo và thiếu đầu tư thức ăn dẫn đến hiệu quả còn thấp.

Dù đã được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nhưng một bộ phận người dân chưa mạnh dạn áp dụng vào thực tế.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 10.

Tây Giang phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với giữ gìn văn hóa truyền thống. Ảnh: T.H.

Thời gian qua, Tây Giang đã phát huy lợi thế về kinh tế vườn – rừng, xây dựng các mô hình kinh tế mới để nâng cao thu nhập cho người dân như mô hình trồng rừng, trồng chuối, chăn nuôi bò, heo…. Trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng cây dược liệu, toàn huyện Tây Giang có hơn 941ha trồng cây dược liệu, với khoảng hơn 1.000 hộ tham gia, nhờ phát triển mô hình trồng cây dược liệu, trong đó chủ yếu là đảng sâm, ba kích mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Tây Giang đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 11.

Tây Giang đang hướng đến các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Huyện miền núi Tây Giang đổi thay ngoạn mục nhờ nông thôn mới - Ảnh 12.

Cao đảng sâm của Hợp tác xã Dược liệu Đức Huy - Tây Giang được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2019. Ảnh: T.H.

"Mục tiêu đến năm 2025, Tây Giang phấn đấu duy trì và nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, nhất là đảm bảo duy trì đạt chuẩn tiêu chí thu nhập, hộ nghèo. Phấn đấu có thêm 2 xã (Bhalêê, Axan) được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM là 5/10 xã; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Bên cạnh đó, Tây Giang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng các mô hình kinh tế mới, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển cây dược liệu, các hoạt động du lịch – dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập cho người dân…", ông Lê Hoàng Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem