Quảng Nam: Làm chuồng bậc thang, nuôi thứ chim bé như nắm tay mà mỗi ngày nhặt 3.500 trứng

Như Tình-Kim Chung (Cổng TTĐT Huyện đoàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) Thứ năm, ngày 11/11/2021 19:03 PM (GMT+7)
Trở về quê sau nhiều năm bôn ba, ông Nguyễn Hải Sơn (thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) mạnh dạn vay ngân hàng hơn 200 triệu đồng để đầu tư mô hình nuôi chim cút. Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, ổn định được đầu ra, mô hình của ông đang dần cho hiệu quả cao.
Bình luận 0

Ông Sơn kể, trước đây ông làm việc tại Nông trường Cao su Nam Giang. Nhưng vì điều kiện xa nhà, công việc không phù hợp với sức khỏe nên năm 2019 ông quyết định về quê thôn Phú Cốc, xã Quế Thọ (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) tìm hướng lập nghiệp. 


Sau khi tìm hiểu trên mạng, nhận thấy mô hình nuôi chim cút ít tốn chi phí, công sức, thu nhập ổn định và phù hợp với điều kiện thời tiết địa phương, ông đã vay ngân hàng hơn 200 triệu đồng để đầu tư. 


Ông Nguyễn Hải Sơn đi tham quan nhiều mô hình tương tự ở các địa phương khác để học tập kinh nghiệm, tìm mua con giống tốt.

Quảng Nam: Làm chuồng bậc thang, nuôi thứ chim bé như nắm tay mà mỗi ngày nhặt 3.500 trứng - Ảnh 1.

Trang trại nuôi chim cút đẻ trứng của ông Nguyễn Hải Sơn (thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) được nhiều nông dân, thanh niên nông thôn tới tham quan, tìm hiểu và học hỏi. Chuồng nuôi chim cút đươc ông Sơn thiết kết theo kiểu bậc thang lạ mắt.

“Thời gian đầu, tôi đầu tư trang trại, nuôi khoảng 4.000 con chim cút giống. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi chim cút nên cút đẻ thưa, nguồn lãi thu về chỉ khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. 

Sau lứa đó, vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm, tôi dần nắm được tập tính của chim cút, cách chăm sóc hiệu quả nên năng suất đẻ của chim cút dần tăng lên” - ông Sơn cho biết.

 

Đến nay, đàn chim cút 4.000 con của ông Sơn đẻ khoảng 3.500 trứng mỗi ngày, cho ông nguồn lãi ròng 15 - 20 triệu đồng mỗi tháng. Ông Sơn cho biết, mô hình nuôi chim cút của gia đình ông ổn định, ít tốn công, ít nguy cơ phát sinh dịch bệnh là nhờ xây dựng chuồng trại theo thiết kế bậc thang.

 

“Chuồng nuôi chim cút của tôi sẽ trải về 2 bên theo hình bậc thang. Nơi để thức ăn và khay đựng trứng rơi ra không khác những chuồng trại xếp tầng thông thường. Tuy nhiên phân chim cút và các thức ăn tồn đọng sẽ rơi xuống một chỗ, thuận lợi cho việc dọn vệ sinh, diệt khuẩn. Tôi còn đầu tư hệ thống băng chuyền, chỉ cần khởi động hệ thống khi dọn dẹp thì phân chim cút, chất thải sẽ được gom về một cách nhanh chóng, không tốn công sức” - ông Sơn chia sẻ.

 

Nhận thấy mô hình nuôi chim cút của ông Sơn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập ổn định, UBND xã Quế Thọ (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) đã tạo điều kiện, hỗ trợ hồ sơ thủ tục để ông vay 120 triệu đồng từ vốn vay chương trình nông thôn mới. 

Với kinh phí này, ông Sơn cho biết sẽ tiếp tục nhân đàn chim cút, đầu tư hệ thống máy ấp trứng để cung cấp cho thị trường mặt hàng trứng cút lộn. 

Đồng thời xây ông Sơn còn dựng hệ thống nhà lưới tại vườn nhà để đầu tư mô hình nuôi chim cút thả vườn. Đây cũng là cách UBND xã Quế Thọ khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp có đầu ra ổn định và sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem