Quảng Ngãi: Tỉnh dẹp loạn trạm thu mua tự phát, nhà máy dăm tại chỗ sẽ hết khó?

Công Xuân Thứ bảy, ngày 20/07/2019 12:49 PM (GMT+7)
Cùng số hoạt động chui, chủ NM dăm trong tỉnh cho rằng việc cấp phép trạm thu mua quá nhiều của cấp thẩm quyền Quảng Ngãi, dẫn đến sự tranh giành nguồn nguyên liệu (gỗ keo) đã và đang bóp chết hoạt động của NM dăm tại các huyện. Câu hỏi đặt ra "Sự xuất hiện của các trạm thu mua tự phát là nguyên nhân chính gây bất ổn nguồn nguyên liệu cho hoạt động của các NM dăm ở các địa phương?".
Bình luận 0

Trưa 20/7, trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Đàm Bàng - Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết: "Đã chỉ đạo cho công an huyện xử lý công ty TNHH Chế biến và Thương mại Minh Xuân vì tự ý chuyển hướng sản xuất, kinh doanh sang thu mua gỗ xô nguyên liệu giấy (gỗ keo), chở bán cho công ty TNHH MTV Hào Hưng".

Tương tự tại huyện Sơn Tây, qua kiểm tra cơ quan chức năng huyện này cũng đã phát hiện công ty TNHH MTV xây dựng - thương mại Tân Tạo Tiến và Xí nghiệp xây dựng Tấn Nguyên không đăng ký trong giấy phép kinh doanh, nhưng vẫn thu mua gỗ nguyên liệu trên địa bàn.

img

Một điểm thu mua gỗ nguyên liệu tự phát ở miền núi Quảng Ngãi

Nói về hoạt động của số trạm thu mua tự phát, đặc biệt là số không phép trên địa bàn, vị Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành xác nhận: "Cùng gây ảnh hưởng nhất định đến nguồn nguyên liệu cho hoạt động của các NM chế biến dăm tại địa phương, việc thu mua và tổ chức vận chuyển của các trạm gây ảnh đến tình hình ANTT, làm nhiều tuyến đường giao thông trong huyện hư hỏng nặng hơn. Tuy nhiên địa phương chỉ có thẩm quyền xử lý đối với số không và trái phép, còn số có phép thì không thể".

Theo ông Bàng, việc cấp phép các trạm thu mua là thẩm quyền của tỉnh và các sở ngành liên quan Quảng Ngãi. Nếu cho rằng hiện có quá nhiều trạm thu mua tự phát và có hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiếu nguyên liệu cho hoạt động của NM dăm tại chỗ, các doanh nghiệp chủ quản kiến nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh.

img

Một trường hợp doanh nghiệp tự ý chuyển ngành nghề kinh doanh sang mua gỗ nguyên liệu tại huyện Nghĩa Hành bị cơ quan chức năng nơi đây xử lý.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra "Sự xuất hiện quá nhiều trạm thu mua tự phát có phải nguyên nhân chính gây bất ổn cho hoạt động của các NM dăm ở các địa phương, đặc biệt là ở các huyện Nghĩa Hành, Sơn Hà, Trà Bồng. Việc chấn chỉnh số trạm thu mua sẽ chấm dứt sự thiếu hụt nguyên liệu của NM dăm tại các huyện?".

Không sai khi trạm thu mua tự phát xuất hiện tràn lan và tranh mua (không loại trừ dùng thủ đoạn thiếu lành mạnh), dẫn đến sự thiếu hụt gỗ nguyên liệu cho các NM dăm ở tại địa phương, nhưng lãnh đạo các huyện cho rằng: "Các NM dăm tại xem lại giá mua gỗ dăm so với các trạm có thấp; hình thức thanh toán nhanh, thuận lợi hơn không?. Trong khi có lợi thế đối là NM đặt tại chỗ, còn các trạm mua rồi mới tiếp tục thuê phương tiện bốc sang, chở về bán dưới đồng bằng nhưng người dân vẫn bán cho họ?"

Bên cạnh đó thay vì chỉ chủ yếu chế biến dăm thô và xuất đi như hiện nay, các chủ NM dăm tại chỗ cần đầu tư thiết bị máy móc để sử dụng các loại gỗ nhiên liệu có kích cỡ lớn làm các sản phẩm dân dụng bàn, ghế...để tăng hiệu quả kinh tế, tạo sự ổn định và bền vững cho chính NM mình.

img

Việc sử dụng xe đầu kéo để mua và vận chuyển gỗ nguyên liệu với số lượng vượt tải hàng chục tấn/chuyến gây ảnh hưởng đến hệ thống đường giao thông tại các huyện.

Ông "V.T.N", chủ một NM dăm bày tỏ " Giá mua gỗ nguyên liệu mà doanh nghiệp đưa ra căn cứ, dựa vào giá dăm gỗ xuất bán (sau khi khấu trừ chi phí) và luôn được các NM cập nhật. Kinh tế thị trường thì phải cạnh tranh là điều tất yếu, doanh nghiệp không dại và cũng không dám chơi trò ép giá để người trồng keo chở đi nơi khác bán, còn nhà máy thiếu nguyên liệu. Nhưng có trường hợp trạm thu mua tự phát trong 1 ngày điều chỉnh giá mua tăng đến 3 lần, với số tiền từ 20-25.000 đồng/tấn rất khó hiểu. Một số tài xế xe chở gỗ dăm cho biết dù không muốn nhưng cũng phải chở đến bán cho trạm thu mua(?)"

Cũng theo lời "V.T.N" thì qua tìm hiểu, đại đa số các chủ trạm thu mua được sự hậu thuẫn từ một ông chủ lớn có NM dăm đặt tại KKT Dung Quất. Để giảm chi phí vận chuyển, các trạm thu mua sử dụng các xe đầu kéo để chở, với số lượng lên đến 50-60 tấn/chuyến, vượt tải trọng vài chục tấn/chuyến.

Về ý kiến đầu tư để tận dụng gỗ nguyên liệu có kích cỡ lớn làm đồ dân dụng, nhiều chủ NM dăm xác nhận đây là xu hướng đã và đang hướng đến. Tuy nhiên để đầu tư 1 dây chuyền thiết bị phải mất hàng triệu USD, rồi phải tìm đầu ra sản phẩm... Nhưng nguồn nguyên liệu bị tranh từ các trạm dẫn đến NM thiếu hụt như hiện nay làm sao dám đầu tư. Trên thực tế hiện không ít doanh nghiệp chế biến dăm đã làm theo hướng này, đang kêu trời vì thiếu nguyên liệu.

img

Theo bà Trần Thị Mỹ Ái - Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, thực tế thời gian qua giữa các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ chưa thật sự có được tiếng nói chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngành kinh tế này của Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Thời gian đến trong phạm vi quyền hạn của mình, Sở KH&ĐT sẽ tổ chức họp với các doanh nghiệp để bàn, tìm đưa ra giải pháp, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho ngành gỗ dăm tỉnh nhà.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chế biến gỗ dăm ở Quảng Ngãi đang gặp khó như hiện nay, trong đó có nguyên nhân chính là tình trạng mọc như 'nấm sau mưa" của các trạm thu mua tự phát. Vì vậy chủ các NM dăm kiến nghị: "Tỉnh cần có sự xem xét, chấn chỉnh trong việc cấp phép để giúp ổn định đầu vào (nguyên liệu), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tư tận dụng các loại gỗ nhiên liệu làm sản phẩm gia dụng".

Bà Trần Thị Mỹ Ái - Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Có hay không thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu mua gỗ nguyên liệu giữa các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh tôi không rõ. Nhưng thực tế thời gian qua giữa các doanh nghiệp này chưa thật sự có được tiếng nói chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngành kinh tế này của Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Thời gian đến trong phạm vi quyền hạn của mình, chúng tôi sẽ tổ chức họp với các doanh nghiệp để bàn, tìm đưa ra giải pháp, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho ngành gỗ dăm tỉnh nhà".

Được biết thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc tiêu thụ dăm gỗ tại 22 NM chế biến trong tỉnh còn ồn ứ ước lên trên nữa triệu tấn. Chưa hết theo nhiều chủ NM dăm mấy tháng gần đây, các trạm thu mua tự phát tại các huyện miền núi Quảng Ngãi xuất hiện như "nấm sau mưa". Theo thống kê sơ bộ ở một số huyện Nghĩa Hành, Sơn Hà, Ba Tơ và Sơn Tây có ít nhất 10 trạm thu mua gỗ keo tự phát có phép lẫn không phép đang hoạt động.

Với nhiều thủ đoạn không lành mạnh để giành mua gỗ keo chở đi nơi khác bán, các trạm thu mua tự phát được ví như những sợi dây thòng lọng, đang thít cổ các nhà máy chế biến dăm gỗ các địa phương này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem