Quốc gia nào đánh cắp bí mật về bom nguyên tử của Trung Quốc?

Vũ Anh (Theo Story, ANTG) Thứ ba, ngày 07/07/2020 21:31 PM (GMT+7)
Nhiều năm về sau, Trương Văn Kỳ vẫn nhớ như in giọng nói ấm áp đó. Lúc ấy, anh muốn òa khóc... như một đứa trẻ đã phải chịu nhiều thiệt thòi và oan ức bày tỏ lòng mình với cha mẹ.
Bình luận 0

Năm 1967, tại sân bay quốc tế Bạch Vân Sơn - Quảng Châu, Trung Quốc, Lâm Hoa - nhân viên hải quan Phòng Kiểm tra xuất nhập cảnh sân bay đã phát hiện một người đàn ông ngoại quốc mang theo bên mình 2 con chuột. Anh lập tức điện báo cho Cục Hải quan và Cục Các vấn đề thương mại Quảng Châu. Sự việc mau chóng được thông báo cho người phụ trách điều tra hệ thống ngoại thương Sở Công an thành phố Bắc Kinh, Trương Văn Kỳ, một điều tra viên rất có kinh nghiệm.

Quốc gia nào đánh cắp bí mật về bom nguyên tử của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thủ tướng Chu Ân Lai - người chỉ đạo phá án gián điệp đánh cắp bí mật bom nguyên tử năm 1967.

Nhận được thông tin, Trương Văn Kỳ lập tức thông báo cho Cơ quan bảo vệ hải quan tiến hành thu giữ 2 con chuột này, và gửi đi xét nghiệm tại Phòng Kiểm dịch y tế thành phố Quảng Châu, nhằm làm rõ xuất xứ của chúng, đồng thời chỉ thị bắt 2 con chuột tương tự tại địa phương trao trả lại vị khách nọ, cho phép ông ta mang chúng theo khi xuất cảnh.

Sau khi tiến hành xét nghiệm, Cơ quan kiểm nghiệm đã phát hiện 2 con chuột này nhiễm chất phóng xạ ở mức độ khác nhau. Chỉ số phóng xạ lại trùng với chỉ số phóng xạ tại căn cứ sản xuất công nghiệp hạt nhân khu vực Tây Bắc, Trung Quốc. Từ phân tích này, cho thấy khu vực mà 2 con chuột sinh sống rất có thể là căn cứ công nghiệp nguyên tử. Ngay sau đó không lâu, một bản báo cáo điều tra của Cục Đối ngoại Bộ Công nghiệp hóa học Trung Quốc đã được chuyển tới Sở Công an thành phố Bắc Kinh.

Theo điều tra, người ngoại quốc đã mang hai con chuột xuất cảnh là một chuyên gia đang làm việc tại Công ty Công nghiệp hóa học Lan Châu, tên là Geogre Watt. Trước đó, Cục Đối ngoại Trung Quốc đã cho phép vợ ông ta đến Trung Quốc thăm chồng và đồng ý cho bà ta đi nghỉ tại Hồng Công.

Đứng trước tình hình nghi vấn, Trương Văn Kỳ đã định chủ động tổ chức điều tra. Thế nhưng lúc này, Trung Quốc đang tiến hành "Cách mạng văn hóa", chỉ trong vòng chưa đầy mấy tháng, hoạt động của những cơ quan nhà nước gần như ở trong trạng thái tê liệt, do đó rất khó có thể tìm được người đáng tin để phối hợp hành động.

Tối ngày 22/8, phái tạo phản ở Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa thành lập ra "Trạm liên lạc phản đế, phản tu phe cách mạng giai cấp tư sản thủ đô", rồi tiến hành đại hội. Trương Văn Kỳ đoán rằng, nếu như Watt là một tên gián điệp, trước tình hình này, ông ta sẽ không dám đi theo "đường lớn" để chuyển thông tin mà thông qua "đường nhỏ" là vợ ông ta, khi bà này từ Trung Quốc về nước.

Trước khi vợ về, Watt cũng đã xin phép được sang Hồng Công "nghỉ ngơi". Thời gian đã quá gấp, vợ chồng Watt sắp rời Trung Quốc, Trương Văn Kỳ suy nghĩ miên man, và khẳng định Watt là một tên gián điệp. Nếu để sổng Watt, thì bí mật quốc gia sẽ bị lộ hết; còn nếu bắt giữ ông ta, sẽ gây ra sóng gió về ngoại giao. Khó khăn hơn là, công tác của toàn Cục hiện nay đang bị tê liệt.

Cuối cùng, Văn Kỳ đành phải đi tìm một đồng chí cũ, nói rõ ý định của mình. Khi nghe được tình hình vụ án, đôi mắt người đồng chí này chợt sáng lên, ông nói: "Văn Kỳ, anh hãy đến tìm Thứ trưởng Bộ Công an Dương Kỳ Thanh để xin chỉ thị xem sao? Lúc này chỉ có thể tin ông ấy thôi".

Một ngày tháng 8/1967, Văn Kỳ đến thẳng vào Bộ Công an Trung Quốc, lúc này đang bị giới nghiêm, để tìm nhà Dương Kỳ Thanh.

Tìm được đến nhà Dương Kỳ Thanh, Văn Kỳ vội vàng báo cáo tình hình. Ông Thứ trưởng liền nói: "Không được bỏ, không được bỏ, bỏ có nghĩa là phạm tội! Đồng chí đã có cách gì chưa?".

"Qua hải quan có thể lấy được chứng cứ, nhưng hiện không có ai làm, nên chưa biết làm...".

Dương Kỳ Thanh trầm tư một lúc rồi nói: "Hải quan... có thể, nhưng nếu Watt đòi đi Hồng Công thì làm sao?".

"Có thể lấy lý do yêu cầu của công việc tạm thời giữ ông ta lại" – Dương Kỳ Thanh gật gật đầu: "Được, nhưng cần tế nhị, không được đánh rắn động cỏ, hãy để cho ông ta một lối đi, để cho ông ta "giao hàng" cho vợ, chúng ta sẽ giăng lưới tại sân bay!".

Trước lúc Văn Kỳ chào tạm biệt ra về, Dương Kỳ Thanh nói tiếp: "Tốt nhất anh nên liên lạc với bên Bộ Ngoại giao, hỏi ý kiến của họ xem sao?". Trên đường về, tâm trạng của Trương Văn Kỳ rối bời vì ngày xuất cảnh của vợ Watt đã gần kề.

Ngày 5/7/1967, tại sân bay thủ đô Bắc Kinh, sau một hồi điều tra, các nhân viên bảo vệ ở đây đã tìm thấy một máy phát tín hiệu và một cuộn phim cùng với thông tin chi tiết về tình hình nhiệm vụ thí nghiệm sản xuất bom nguyên tử của Trung Quốc mà các cơ quan tình báo nước ngoài đang rất cần.

Sau khi tiến hành giám định, đồng thời cho phóng to những bức ảnh khả nghi mà Watt đã chụp được trước đây, gửi lên cơ quan giám định, đã chứng minh được rằng, mặc dù thân phận bề ngoài của Watt là chuyên gia lắp đặt thiết bị nilon, nhưng thực chất công việc của ông ta là hóa học phóng xạ. Những bức ảnh ông ta chụp đều là ảnh về địa hình khu căn cứ công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc. Những bức ảnh này không những có giá trị bí mật về bom nguyên tử mà còn bao gồm cả địa hình dự bị tác chiến hoàn chỉnh của Quân khu Lan Châu.

Ngoài ra còn có 3 bức chụp địa hình sân bay quân sự Lan Châu. Qua phân tích có thể thấy rằng, Watt là một mật vụ được huấn luyện rất bài bản và Watt sẽ đem những con chuột nhiễm phóng xạ này về nước để tiến hành phân tích hóa học, thông qua đó tìm hiểu về tình hình phát triển hạt nhân bí mật của Trung Quốc.

Sự việc đã quá gấp, không thể trì hoãn thêm nữa, Trương Văn Kỳ vội vàng đến tìm Thứ trưởng Dương Kỳ Thanh.

Dương Kỳ Thanh đi đi lại lại trong phòng làm việc. Đột nhiên, ông đứng lại, rồi chộp lấy ống nghe điện thoại trên bàn, nói: "Alô! Tôi là Dương Kỳ Thanh, Bộ Công an cần báo cáo về một vụ án với Thủ tướng!".

"Tôi là Chu Ân Lai đây!" - giọng nói của Thủ tướng Chu Ân Lai phát ra từ ống nghe. Dương Kỳ Thanh vội vàng báo cáo tóm tắt tình hình vụ án. Thủ tướng Chu vừa nghe vừa hỏi. Lát sau, Dương Kỳ Thanh vui mừng nói: "Anh Trương, đã nghe rõ rồi chứ? Thủ tướng nói vụ án này rất nghiêm trọng, cần phải làm triệt để, cần phối hợp đấu tranh ngoại giao và ngoại thương".

Văn Kỳ đáp: "Đã nghe rõ, tôi đã nghe rõ, tôi sẽ cố gắng thực hiện". Không lâu sau xuất hiện tình hình mới, một chuyên gia nước ngoài của một đơn vị nghiên cứu khoa học tại Lan Châu đã bị Công an Trung Quốc bắt giữ do liên quan đến việc thu thập trái phép máy cảm ứng vô tuyến từ xa về đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Lúc này, lại có một cuộc điện thoại đường dài gọi đến Bắc Kinh cho Watt,  về cơ bản, hắn vẫn chưa hề biết mình đang bị theo dõi. Watt nhấc máy, buột miệng: "Không phải hắn, là Hứa Lâm Đức!".

Hứa Lâm Đức là ai? Ở đâu? Ở Trung Quốc với tư cách gì? Văn Kỳ rất chú ý đến câu nói buột miệng này của Watt. Linh tính nhạy cảm của một trinh sát nói với anh rằng, Hứa Lâm Đức chính là một "con cá lớn". Để tìm hiểu sâu về Hứa Lâm Đức, Văn Kỳ quyết định đóng giả là một chuyên gia kỹ thuật cùng với tổ khảo sát của Công ty Xuất nhập khẩu Trung Quốc đến khu căn cứ công nghiệp hóa học Lan Châu.

Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động của Hứa Lâm Đức ở Lan Châu rất rộng, hắn thường xuyên đi lại một mình khắp nơi để chụp ảnh những khu vực cấm của Trung Quốc...

Tháng 11, tại Lan Châu, trời lạnh cắt da cắt thịt. Hứa Lâm Đức đẩy nhanh các hành động thu thập thông tin của mình, đồng thời chuẩn bị xong xuôi cho việc xuất cảnh. Một đêm đầu tháng 12/1967, lất phất một vài bông tuyết rơi trên sân bay Bắc Kinh. Trương Văn Kỳ và một số trinh sát đã sớm có mặt tại đây để giăng lưới. 22 giờ 10 phút, khi Hứa Lâm Đức Quốc gia nào đánh cắp bí mật về bom nguyên tử của Trung Quốc?

Nhiều năm về sau, Trương Văn Kỳ vẫn nhớ như in giọng nói ấm áp đó. Lúc ấy, anh muốn òa khóc... như một đứa trẻ đã phải chịu nhiều thiệt thòi và oan ức bày tỏ lòng mình với cha mẹ.

vừa từ trên máy bay bước xuống, đã nhìn thấy ngay Trương Văn Kỳ, câu đầu tiên mà hắn nói là: "Không ngờ!".

Tại phòng điều tra của sân bay, các trinh sát đã thu được những thông tin mang theo bên người của Hứa Lâm Đức. Những thông tin này đều được ghi bằng hệ thống mật mã NSD, không hề chia hàng, chia đoạn và dấu chấm, dấu phẩy, tổng cộng có 72 trang, tất cả đều được ghi lại bằng tiếng Anh, đây chính là phương thức đặc thù mà các đặc vụ Mỹ hay sử dụng khi ghi chép thông tin. Quan trọng hơn, họ đã phát hiện được những cuộn phim mini được dán trên găng tay màu trắng mà Hứa Lâm Đức đang mang theo bên mình. Đây chính là thông tin mà lúc đó CIA đang rất cần.

Bắc Kinh ngày 12/12/1967. Dương Kỳ Thanh bị tay chân bè lũ bốn tên đưa đến nhà giam Tần Thành trong một buổi sáng giá rét mùa đông. Những bức tường cao và song sắt đã cắt đứt mọi liên lạc của con người trung kiên với Đảng này với thế giới bên ngoài. Trong lòng ông vẫn rối bời vì một việc, đó chính là vụ án gián điệp mà Trương Văn Kỳ đang đảm nhiệm.

Sau khi "câu" được "con cá to" Hứa Lâm Đức, đột nhiên Văn Kỳ không tìm thấy Thứ trưởng Dương Kỳ Thanh đâu. Khi đoán biết được "chỗ ở" của ông, lòng anh đau như cắt. Anh lo rằng, ông sẽ khó qua, quan trọng hơn là anh muốn thông báo cho vị Thứ trưởng thông tin: Đã tìm thấy bằng chứng về những hoạt động gián điệp trên người Hứa Lâm Đức, đập tan âm mưu gián điệp của Mỹ muốn đem bí mật quân sự quan trọng về tình hình căn cứ hạt nhân Lan Châu của Trung Quốc ra nước ngoài. Niềm vui ban đầu của Trương Văn Kỳ không giữ được bao lâu thì vấn đề mới lại phát sinh.

Lời khai mà Watt và Hứa Lâm Đức vô cùng quan trọng, bao gồm những thông tin liên quan đến công tác ngoại thương và ngoại giao của Trung Quốc, nhưng bắt giữ người không phải là chuyện nhỏ, điều này sẽ dẫn đến căng thẳng cho quan hệ ngoại giao. Tình hình này cần được phản ánh với trung ương, để trung ương ra quyết định. "Phải, đi tìm Bộ trưởng Ngoại thương Lý Cường, nhờ ông ấy báo cáo tình hình vụ án với Thủ tướng!" – Văn Kỳ suy nghĩ. Bình thường anh là người khá e dè và cẩn trọng, nhưng lần này anh quyết định phải dũng cảm hành động.

Trưa ngày hôm sau, Văn Kỳ tìm đến phòng làm việc của Bộ trưởng Lý Cường. Lý Cường là người khá bình tĩnh. Trước đó, đã nghe tên Văn Kỳ, nên không cần đợi Văn Kỳ nói đến câu thứ hai, ông vội ngắt lời: "Đồng chí không cần thông báo nữa. Vụ án này đồng chí Chu Ân Lai đã biết rồi. Những nhân viên trong công ty nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Ta sẽ nhanh chóng hủy hợp đồng, đồng thời yêu cầu họ bồi thường tổn thất kinh tế".

Nghe vậy, Trương Văn Kỳ không để đâu hết vui, vội nói: "Bộ trưởng Lý, tôi muốn nói, vấn đề hoạt động gián điệp của mấy người ngoại quốc kia. Bây giờ ta xử lý thế nào? Vì họ có quyền miễn trừ ngoại giao, nếu làm không tốt sẽ gây ra phức tạp. Mặt khác, những tên gián điệp này lại sắp rời khỏi Trung Quốc".

"Mọi người đã vất vả rồi, cần phải giải quyết tận gốc vụ án này" – Lý Cường nói.

"Đồng chí có thể tìm Thủ tướng không?" – Trương Văn Kỳ vội hỏi.

Lý Cường không nói câu gì, tay với ống nghe điện thoại, dõng dạc nói: "Xin nối máy tới văn phòng Thủ tướng". Một lúc sau trong điện thoại vang lên giọng nói. Lý Cường nói một hai câu ngắn gọn, rồi đưa ống nghe ra trước mặt Văn Kỳ: "Anh trực tiếp nói với Thủ tướng đi!". Văn Kỳ cảm thấy hết sức lúng túng khi được trực tiếp nói chuyện với Thủ tướng Chu Ân Lai. Anh đỡ lấy ống nghe và giọng nói: "Tôi là Chu Ân Lai..." vang lên.

Nhiều năm về sau, Trương Văn Kỳ vẫn nhớ như in giọng nói ấm áp đó. Lúc ấy, anh muốn òa khóc... như một đứa trẻ đã phải chịu nhiều thiệt thòi và oan ức bày tỏ lòng mình với cha mẹ. Cuối cùng, anh cố gắng bình tĩnh trở lại, nói: "Tôi là điều tra viên Sở Công an thành phố Bắc Kinh...", tiếp đó phải nói những gì anh cũng nhớ không ra, đành lặp lại: "Thưa Thủ tướng, tôi là điều tra viên Sở Công an Bắc Kinh". Nhớ đến nhiệm vụ, Văn Kỳ hết căng thẳng, đã báo cáo lại tình hình 2 tên gián điệp cho Thủ tướng nghe.

Thủ  tướng  nói: "Các đồng chí đã vất vả rồi, cần phải làm tới cùng vụ án này, hãy phối hợp với đấu tranh ngoại giao và ngoại thương, chúc các đồng chí thu được thắng lợi lớn".

Văn Kỳ không để lỡ dịp vội nói: "Ý kiến xử lý vụ án đã được gửi đi, xin Thủ tướng hãy nhanh chóng phê chuẩn".

Thủ tướng Chu trầm ngâm một lát rồi nói: "Đồng chí hãy cho tôi thời gian suy nghĩ về vấn đề này, được chứ?" – "Dạ vâng, dạ vâng!", Văn Kỳ vội đáp.

Rất nhanh sau đó, Văn phòng Thủ tướng đã thông báo, Thủ tướng đã phê chuẩn biện pháp giải quyết vụ án gián điệp của Văn Kỳ, với nội dung: "Gửi Sở Công an thành phố Bắc Kinh, đồng ý với cách giải quyết vụ án gián điệp quốc tế của đồng chí Trương Văn Kỳ...".

Nhận được thông báo từ Văn phòng Thủ tướng, Văn Kỳ như trút bỏ được bao gánh nặng. Mấy ngày sau, Văn Kỳ được lệnh của Viện Kiểm sát và Tòa án tối cao Trung Quốc tiến hành thực hiện lệnh chính thức bắt giữ Watt và Hứa Lâm Đức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem