Sâm Ngọc Linh gần 100 tuổi giá nửa tỷ xuất hiện tại Hà Nội

Theo Hồng Phú Chủ nhật, ngày 11/10/2020 13:24 PM (GMT+7)
Củ sâm được khai thác tự nhiên ở dãy Ngọc Linh có chiều dài khoảng 40cm, thân có 95 đốt. Ngoài ra, chủ nhân còn mang ra một đĩa sâm tặng những vị khách yêu quý.
Bình luận 0

Tại hội chợ ẩm thực đang diễn ra tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện một củ sâm Ngọc Linh rừng, khai thác tự nhiên ở dãy Ngọc Linh khiến nhiều du khách sửng sốt bởi đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một củ sâm quý lớn như vậy ở một hội chợ.

Chia sẻ với phóng viên, chủ nhân của củ sâm Ngọc Linh cho biết, củ sâm được khai thác từ rừng, sâm quý của Việt Nam nên có giấy chứng nhận.

“Củ sâm có 95 đốt - ứng với năm tuổi, mỗi đốt là một tuổi nên nó nó có tuổi đời gần 100 năm. Giá trị thị trường khoảng 500 triệu đồng”, chủ nhân củ sâm Ngọc Linh cho biết.

Cũng theo chủ nhân củ sâm Ngọc Linh,anh mang tới hội chợ để du khách chiêm ngưỡng, đồng thời quảng bá loài sâm quý của Việt Nam với người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế. Ngoài ra, anh còn mang số lượng nhỏ sâm ít tuổi hơn để tặng các khách hàng tới thăm gian hàng.

Nhiều năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm của Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ.

Sâm Ngọc Linh là một trong những sản phẩm quan trọng nhất về dược liệu và cần gắn liền với quốc kế dân sinh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đề nghị Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh làm rõ sâm Ngọc Linh là đặc hữu của Việt Nam, là loại sâm tốt nhất thế giới. Phải bảo vệ nguồn gene và phát triển nguồn sâm Ngọc Linh tương xứng với thế mạnh tự nhiên và tiềm năng sẵn có của Quảng Nam, Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh được dược sĩ Đào Kim Long tìm ra năm 1972. Lúc đó, dược sĩ Long được giao nhiệm vụ cùng đồng nghiệp nghiên cứu thực vật, đặc biệt là đi tìm nguồn sâm ở vùng K5 phục vụ bộ đội. Khi đến độ cao hơn 1.000 m của núi Ngọc Linh, ông phát hiện ra loại sâm tiết trúc quý hiếm. Loại sâm này từng được các nhà thực vật phát hiện ở Lào Cai, Lai Châu.

Khi đó, dược sĩ Long gọi là sâm tiết trúc K5, rồi sau gọi là sâm đốt trúc Ngọc Linh theo tên địa danh phát hiện ra. Sâm Ngọc Linh đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thống nhất gọi là Sâm Việt Nam, với tên khoa học là Panax Vietnamesis Ha & Grushv.

Hình ảnh củ sâm Ngọc Linh tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Hà Nội):

img

Củ sâm Ngọc Linh gần 100 tuổi được đặt trong một vỏ sò nghìn năm tại Hội chợ ẩm thực đang diễn ra trên phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội)

img

Những củ sâm lớn được khai thác từ rừng rất hiếm vì con người khai thác cạn kiệt nên giá của chúng ngày càng cao

img

Nhiều người dân thủ đô thích thú, tận mắt, tay sờ vào của sâm có giá trị 500 triệu đồng giữa hội chợ

img

Củ sâm có nhiều khúc, mỗi một khúc được tính là một năm. Loại sâm quý hiếm của Việt Nam này có giá thành rất cao bởi thành phần dược phẩm của nó cao nhất trong các loại sâm

img

Tại gian hàng, chủ nhân cũng tặng một số vị khách đặc biệt những củ sâm nhỏ, ít năm tuổi

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem