Thứ bảy, 20/04/2024

Sẵn sàng các điều kiện để mở lại đường bay quốc tế

08/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Việc mở lại đường bay quốc tế đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phục hồi, phát triển kinh tế.

Hiện nay, các hãng hàng không đã sẵn sàng những điều kiện cần thiết cho việc khôi phục các đường bay này. Tuy nhiên, để mạng bay quốc tế hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp hàng không kiến nghị cần nới lỏng các điều kiện về cách ly, có phương án lâu dài, rõ ràng, giúp các hãng chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Kiến nghị nới quy định cách ly với khách quốc tế

Tại cuộc họp góp ý về vấn đề mở đường bay thương mại quốc tế thường lệ do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức mới đây, đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp hàng không đều đề nghị mở lại các đường bay này ngay từ đầu tháng 12-2021. Hiện nay, một số nước đã mở đường bay quốc tế thương mại thường lệ và bỏ cách ly đối với khách tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19, có kết quả âm tính với SAR-CoV-2. Tại Việt Nam, các hãng hàng không vẫn chưa được bay quốc tế thường lệ và khách nhập cảnh vẫn phải cách ly tập trung.

Sẵn sàng các điều kiện để mở lại đường bay quốc tế - Ảnh 1.

Hành khách xét nghiệm Covid-19 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Trong gần hai năm tạm dừng các chuyến bay quốc tế thường lệ, Việt Nam chỉ cho phép bay bằng 4 hình thức: Đưa công dân Việt Nam về nước, chở chuyên gia, thuê chuyến kèm cách ly và bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Cả 4 hình thức này, hành khách đều phải trả chi phí rất đắt đỏ và phải xin phép bay với nhiều thủ tục. Các chuyến bay này thường phải nhận được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với chuyến bay thí điểm đón khách quốc tế). Điều này khiến các hãng hàng không trong nước rơi vào thế bị động.

Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Độ phủ vaccine ngừa Covid-19 không ngừng được nâng lên, nhiều địa phương đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80-90% số người hơn 18 tuổi trên địa bàn. Tình hình kinh tế-xã hội có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, hàng không quốc tế vẫn bị đóng cửa. Tình trạng này khiến ngành hàng không, du lịch tiếp tục gặp khó khăn, có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và đánh mất thị trường.

Bay quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc mở đường bay quốc tế định kỳ và không áp dụng cách ly với hành khách được các chuyên gia đánh giá không chỉ cứu ngành hàng không trong nước mà còn cứu cả ngành du lịch. Theo một số chuyên gia kinh tế, khôi phục mạng bay quốc tế tại những quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh cũng hỗ trợ nền kinh tế vốn đang rất cần được phục hồi thông qua duy trì đầu tư, du lịch và giao thương với nước ngoài. Hàng không là ngành có sức lan tỏa rộng, là cầu nối quan trọng với thế giới. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên không thể mãi "đóng cửa". TS Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho rằng, nên xem xét bỏ quy định cách ly tập trung với hành khách tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 trong giai đoạn đầu mở lại đường bay quốc tế. Tâm lý hành khách đi làm ăn, du lịch sẽ e ngại nếu phải thực hiện cách ly tập trung.

Vừa qua, do áp lực chi phí xét nghiệm cao nên nhiều đường bay trong nước không bắt buộc xét nghiệm Covid-19, khiến dịch bệnh dễ lây lan và gây tốn kém cho công tác truy vết, xử lý F0. Bởi vậy, Bộ Y tế đã ban hành khung giá xét nghiệm nhanh, chỉ còn 109.000 đồng/lần xét nghiệm, trong khả năng chi trả của khách bay nội địa. Vì vậy, việc quy định xét nghiệm trước khi bay sẽ giúp hãng hàng không và sân bay bảo đảm môi trường an toàn phòng, chống dịch. Đồng thời, hạn chế phải xử lý F0 tại sân bay hoặc trên máy bay vốn rất phức tạp, rủi ro, tốn kém. Khi bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chính hành khách cũng yên tâm đi máy bay và các địa phương thuận lợi trong mở cửa hàng không, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá: Việc mở các đường bay là nhu cầu thực tế, khách quan, không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia khác cũng xem xét mở lại chuyến bay quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội, giao thương cũng như phục vụ nhu cầu đi lại của kiều bào trong dịp Tết. Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra các quốc gia dự kiến mở lại đường bay, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc còn có 10 quốc gia khác, chia thành 3 giai đoạn, với lộ trình, tần suất và các biện pháp phòng, chống dịch kèm theo. Dự kiến, từ tháng 12-2021 hoặc đầu năm 2022 có thể có những chuyến bay trở lại. Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, việc mở lại đường bay quốc tế trên cơ sở có điều kiện, xem xét các yếu tố, như: Khả năng phòng, chống dịch; tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận của các quốc gia về phương thức kiểm dịch. Hộ chiếu vaccine sẽ là công cụ để mở các chuyến bay quốc tế cùng với các biện pháp khác.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".