Thứ năm, 25/04/2024

Sàn thương mại điện tử nên bắt đầu cho đồng kiểm

21/04/2023 8:00 AM (GMT+7)

Một trong số những yếu tố tác động đến quyết định chọn mua hàng trực tuyến là người mua được kiểm tra hàng hóa ngay khi nhận hàng, hay nói cách khác là được đồng kiểm. Liệu đã đến lúc sàn thương mại điện tử thực hiện chính sách này?

Sàn thương mại điện tử nên bắt đầu cho đồng kiểm - Ảnh 1.

Khách hàng muốn được đồng kiểm khi mua hàng trực tuyến

Cho đồng kiểm sẽ hút thêm khách

Tại thị trường Việt Nam, một trong những rào cản lớn nhất của người mua hàng trực tuyến trong những năm qua chính là tâm lý ngần ngại khi không được “cầm, nắm”, kiểm tra trực tiếp hàng hóa nên niềm tin đối với mua hàng trực tuyến chưa nhiều. Việc cho phép người mua đồng kiểm xóa bỏ được tâm lý ngần ngại này, giúp người mua yên tâm, tin tưởng vào người bán và vào hàng hóa.

Chính sách đồng kiểm thực tế không mới, đã được các sàn thương mại điện tử lớn thực hiện từ lâu, tuy nhiên, từ tháng 3-2019, họ đồng loạt bỏ chính sách này. Thay vào đó, các sàn thương mại điện tử lớn đề nghị khách hàng quay video clip quá trình mở kiện hàng để phục vụ công tác đổi trả, khiếu nại khi hàng hóa không đúng chủng loại, bị hỏng hóc do vận chuyển... Đây được xem là nỗ lực của các sàn thương mại điện tử trong việc đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Dũng- Chủ tịch VECOM cho biết: “Việc đồng kiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận và chính sách phát triển của từng đơn vị. Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó việc cho phép người mua đồng kiểm có thể sẽ tác động nhiều đến quyết định mua sắm online, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và yêu cầu ngày càng cao, đồng thời tác động đến việc quản lý dịch vụ của sàn thương mại điện tử”.

Bối cảnh hiện tại đặt ra câu hỏi: liệu đã đến lúc các sàn thương mại điện tử nới lỏng chính sách đồng kiểm, cho phép khách hàng đồng kiểm cùng nhân viên giao hàng để khiếu nại, đổi trả hàng ngay lập tức hay chưa?

Đồng kiểm: Nên thực hiện ra sao?

Đồng kiểm giúp cả người bán và người mua gia tăng trải nghiệm và từ đó, giúp gia tăng đơn hàng. Với người mua, chính sách này dường như rất có lợi, trong khi với người bán, dù đồng tình với chính sách để gia tăng đơn hàng song vẫn còn đó nhiều lo ngại.

Chị Thu Hải - chủ gian hàng bán thực phẩm chế biến sẵn trên một sàn thương mại điện tử lớn cho hay: “Vừa là người bán, vừa là người mua của sàn thương mại điện tử thì tôi tán đồng chính sách đồng kiểm. Người mua phải được xem hàng trực tiếp, tránh hàng kém chất lượng, hỏng hóc, thậm chí không đúng chủng loại như phản ánh của nhiều người mua. Khi cho đồng kiểm, người bán uy tín phải tự nâng cao chất lượng hàng hóa, đóng gói, bảo quản sản phẩm. Có được lòng tin của khách hàng thì đơn hàng sẽ nhiều hơn”.

Trong khi đó, chị Lân Huyền (chủ shop thời trang trên sàn thương mại điện tử lớn) lại đánh giá, hàng thời trang đồng kiểm rất kích rích. Khách nhận hàng có thể không ưng, sẽ đòi đổi trả, nhưng “thế nào là không ưng” lại là đánh giá cảm tính, khó tìm được tiếng nói chung giữa người bán và người mua. Chưa kể, khi gửi hàng, shop thường đóng gói cẩn thận, giao hàng rất nhanh nhưng khi khách kiểm tra, nếu khách không thích trả lại shop, không ai đóng gói lại sản phẩm mà chỉ đóng gói sơ sài, làm rất ẩu.

“Có chiếc váy tôi nhận về đã nhàu nát, bẩn thỉu như giẻ lau, chỉ có thể vứt đi và chịu lỗ. Chưa kể hàng đi thì 2 - 3 ngày nhưng hàng trả về, từ khi được thông báo đến khi nhận phải 7 - 10 ngày”- chị Lân Huyền cho hay.

Do đó, theo chị Lân Huyền, nếu thực hiện đồng kiểm, sàn thương mại điện tử cần làm rõ quy định về vận chuyển, giao hàng trong trường hợp hoàn hàng. Người bán cũng cần trao đổi rõ với người mua về điều kiện đổi trả khi tư vấn để các thỏa thuận này làm căn cứ khi đổi trả. Với các hàng đặc thù như: thực phẩm chế biến dễ thối hỏng, đồ lót… cần có quy định riêng về việc đổi trả để đảm bảo cả quyền lợi người bán và người mua khi đồng kiểm.

Ngoài ra, đồng kiểm có thể khiến thời gian giao hàng kéo dài hơn trước đây, nên sàn thương mại điện tử và đơn vị chuyển phát cần tối ưu hóa hoạt động để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

“Nếu các sàn làm được và làm tốt thì có thể đơn hàng bán ra có thể gia tăng, đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hóa ngày một cao, mà người mua thì có nhiều lựa chọn và so sánh hơn. Dĩ nhiên, làm tốt chính sách đồng kiểm, các sàn thương mại điện tử cũng có lợi. Điều này cũng giúp các sàn nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín”- người bán hàng này cho biết thêm.


Theo ANTĐ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.