Sau gói vay 30.000 tỷ đồng: Chính sách nào hỗ trợ cho người dân mua nhà bình dân

NTNN/Dân Việt Thứ sáu, ngày 16/11/2018 09:00 AM (GMT+7)
"Trước đây chúng ta có gói 30.000 tỷ đồng thì có khoảng 5.000-6.000 hộ được vay. Đây chính là đối tượng thu nhập thấp để cải thiện nhà ở. Việc này cũng chính là giải quyết nhu cầu của phân khúc bình dân của thị trường”, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục QLN&TTBĐS nhấn mạnh.
Bình luận 0

Tại Hội thảo “Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều – Cung ít, Vì sao? ", ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường Bất động sản Việt Nam (QLN&TTBĐS), bộ Xây dựng đã chia sẻ hết sức cởi mở về “cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc phát triển căn hộ giá bình dân, giải pháp của cơ quan quản lý trong việc phát triển phân khúc này”.

Nhà nước phải hỗ trợ

Phó Cục trưởng Cục QLN&TTBĐS Việt Nam cho biết, về quan điểm chủ trương, trong nhóm nhà an sinh xã hội thuộc nhóm Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Cụ thể, đã có hàng loạt các chính sách về pháp luật về nhà ở, luật thuế, luật đất đai, luật đàu tư,… để chăm lo cho người lao động gặp khó khăn về nhà ở. “Trong hội thảo chúng ta đang bàn về phân khúc nhà ở bình dân. Phân khúc nhà ở bình dân có nghĩa là nói đến nhà ở giá vừa phải, giá rẻ, cho đối tượng thu nhập hạn chế. Nhưng theo ý tôi thì bao gồm cả nhà ở xã hội (NOXH)vì nhà ở xã hội cũng giải quyết một nhóm phân khúc”, ông Phấn nói.

Ông Phấn cho rằng, trước đây chúng ta có gói 30.000 tỷ đồng thì có khoảng 5.000-6.000 hộ được vay. “Đây chính là đối tượng thu nhập thấp để cải thiện nhà ở. Việc này cũng chính là giải quyết nhu cầu của phân khúc bình dân của thị trường”, Phó Cục trưởng Cục QLN&TTBĐS nhấn mạnh.

img

Ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường Bất động sản Việt Nam. Ảnh: Đàm Duy

Lãnh đạo Cục QLN&TTBĐS nhìn nhận, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn thì khi nói đến phân khúc bình dân thì có NOXH, bởi vì trong điều khiện nước ta đang khó khăn nên Nhà nước mới hỗ trợ. “Chúng ta muốn thúc đẩy lên thì phải làm khác nhà ở thương mại thì Doanh nghiệp (DN) mới tham gia. Vì đã là DN thì đều tính đến hiệu quả kinh doanh. Phân khúc nào làm được thì người ta mới đầu tư. Cho nên, muốn thúc đẩy phân khúc NOXH hoặc nhà ở bình dân thì Nhà nước phải hỗ trợ, nếu hỗ trợ về chính sách, thủ tục hành chính, tạo điều kiện nhanh, thông thoáng thì không đủ”, ông Phấn nói.

Tiếp tục nhăc đến gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, ông Vũ Văn Phấn đã cho rằng khi gói này hết, nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn. Hiện nay, mới bố trí được cho Ngân hành Chính sách xã hội (NHCSXH) từ năm 2016 – 2020 hơn 1.100 tỷ đồng, song đến năm 2018 mới được 500 tỷ đồng. “Nếu theo quy định của pháp luật hiện nay, NHCSXH phải huy động thêm 500 tỷ đồng nữa để cho vay ưu đãi đối với NOXH, nhưng thực tế nhu cầu của người dân lớn hơn nhiều, NHCSXH yêu cầu hỗ trợ lên đến 9.000 tỷ nhưng mới chỉ được 1.100 tỷ đồng”, ông Phấn bày tỏ.

Cùng đó, ông Phấn cho rằng, hiện nay NHCSXH chỉ cho hộ gia đình cá nhân vay không cho DN vay dẫn đến việc khó khăn trong việc hỗ trợ người dân. “Các ngân hàng Thương mại (NHTM) được chỉ định thì chỉ bù lãi suất và tự huy động vốn, nếu như ta bù 1.000 tỷ cho các NHTM thì các Ngân hàng này sẽ huy động được gấp 33 lần và sẽ như gói 30.000 tỷ đồng. Đây là quan trọng. Chứ NHCSXH chỉ huy động được gấp đôi, cứ cấp bao nhiêu thì họ sẽ huy động được thêm một phần đó nữa, quan trọng là họ cũng chỉ cho hộ gia đình cá nhân vay,việc này họ làm đúng và theo pháp luật không cho chủ đầu tư vay còn bù lãi suất cho NHTM thì họ có thể cho cả chủ đầu tư và hộ gia đình cá nhân vay thì mới thúc đẩy được. Việc này chúng tôi cũng đã tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, song mắc chủ yếu là nguồn vốn cho NHTM”, ông Phấn bày tỏ.

Về việc này ông Phấn thông tin, Bộ Xây dựng đã có nhiều công văn gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như đại diện của NHCSXH cũng đánh giá: “Với điều kiện của chúng hiện nay, Quốc hội đã thông qua luật nhà ở, chính sách của chúng ta đã là ưu ái, giờ chỉ còn việc thực hiện, các cấp chính quyền, DN cũng phải có trách nhiệm tham gia”, ông Phấn nhấn mạnh.

Cần thúc đẩy nhà ở thương mại bình dân

Nói về phân khúc nhà Thương mại bình dân, Phó Cục trưởng Cục QLN&TTBĐS Việt Nam bày tỏ, trong điều kiện đất nhiên còn khó khăn như hiện nay, chúng ta chỉ hỗ trợ cho NOXH, hỗ trợ cho người thu nhập thấp, có nghĩa là những  người không phải nộp thuế thu nhập và đang khó khăn về nhà ở (một là không có nhà ở, nếu có nhà ở thì phải là sập xệ, hư hỏng không có tiền phải sửa chữa, ba là nhà ở diện tích quá nhỏ). Do vậy, pháp luật của chúng ta hiện nay rất khuyết khích ủng hộ vì nhu cầu của người thu nhập thấp có nhà ở là rất cao. 

img

Quang cảnh Hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: CẦU NHIỀU-CUNG ÍT, VÌ SAO?. Ảnh: Đàm Duy

“Chủ trương thúc đẩy nhà ở Thương mại bình dân là rất đúng, chúng tôi rất đồng tình và cũng đã báo cáo Chính phủ. Chính phủ cũng đã chỉ đạo khi xem xét luật nhà ở phải tính đến phân khúc nhà Thương mại bình dân. Còn thế nào là bình dân lúc đấy tính”, ông Phấn nói và cho biết cá nhân ông nhiều lần trao đổi trong nội bộ cũng đã đề cập đến vấn đề này. “Ví dụ nhà dưới 70m2 ta thống nhất là hỗ trợ”.

“Chúng ta cứ hô thúc đẩy, thúc đẩy. Đề nghị các DN quan tâm thúc đẩy cái này thì rất khó. Nên cần phải có cơ chế chính sách, pháp luật phải thu hút, tạo điều kiện cho người dân tham gia. Cái này chỉ bằng luật”, ông Phấn nhấn mạnh.

“Điều tôi muốn nói ở đây là những người có khả năng vay thêm thì hẵng mua. Chúng tôi cũng chia sẻ với bà con, chúng ta là những người nghèo và đang cần nhà thì chúng ta phải tính đến việc thuê. 

Cứ tính bình quân một căn nhà 40-50 m2 có giá khoảng 10 triệu m2 thì cũng lên đến 400-500 triệu thì đối với phần lớn là rất khó, những người có thu nhập thấp 7-8 triệu là sẽ lo được nhưng thu nhập của công nhân hiện nay khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, hai vợ chồng được 10 triệu nhưng trang trải cho con cái học hành thì tích lũy ở đâu ra, nên nếu tính trong khả năng của mình nếu khó khăn quá thì thuê”, ông Phấn chia sẻ.

Nói thêm về vấn đề này, hiện nay, nay rất nhiều địa phương báo cáo về dự án nhà ở xã hội có 20% phải cho thuê, nhưng không muốn mua mà chỉ muốn mua mà mua thì chính sách mình không cho. “Chính sách trên của Nhà nước rất ưu việt, vì trong nhóm muốn có nhà thể nào cũng có người nghèo, kể cả khi cho vay cũng rất khó khăn vì phải trang trải đời sống hàng ngày, vậy phải tính đến việc an cư lạc nghiệp ở nghĩa nữa là thuê. Thuê của DN là yên tâm, đây là chính sách của nhà nước, thuê là ổn định kể cả giá, bà con không phải lo. Chứ không có tiền mà cứ muốn mua căn hộ”, ông Phấn nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem