dd/mm/yyyy

Sơn La: Phát triển sản phẩm OCOP nâng cao thu nhập người dân

Sơn La xây dựng được nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP, không chỉ mang đặc trưng riêng của địa phương mà còn mang lại giá trị kinh tế cao...

Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân

Sản phẩm OCOP nâng cao thu nhập cho người dân

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, có sự đa dạng của khí hậu, là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại loại sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới.

Một trong các giải pháp then chốt là đẩy mạnh tiến độ triển khai đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng, miền; khuyến khích và triển khai có hiệu quả chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM. Sơn La phấn đấu đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng, xây dựng và quản lý OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 2.

Sơn La một trong những vùng có diện tích cây ăn quả lớn của vùng Tây Bắc, điều kiện để phát triển các sản phẩm OCOP . Ảnh: Văn Ngọc

Với mong muốn xây dựng Trà hoa đu đủ làm sản phẩm OCOP và được thị trường biết đến rộng rãi hơn nữa, đầu năm 2022, HTX Tuổi trẻ 26/3, tiểu khu 4, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu (Sơn La) đã đã đăng ký với UBND huyện Yên Châu hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các quy trình và được các cơ quan chuyên môn của huyện khảo sát, đánh giá tiềm năng, hoạt động tài chính, nguồn gốc sản phẩm chế biến hoa đu đủ; phối hợp hướng dẫn quy trình sản xuất; hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc HTX Tuổi trẻ 26/3 chia sẻ: Cây đu đủ được trồng tại hầu hết các xã trên địa bàn huyện, nhưng rải rác trong vườn, chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình và thường sử dụng hoa đu đủ tươi, phơi hoa khô, sao khô pha nước uống, hoặc dùng làm món ăn. Qua nghiên cứu về những tác dụng của hoa đu đủ trong hỗ trợ điều trị các bệnh: Tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, phòng chống ung thư và có nhiều người ưa chuộng, sử dụng dùng làm trà uống hằng ngày.

"Sản phẩm hoa đu đủ của HTX Tuổi trẻ 26/3 được sản xuất theo quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thành viên HTX thu hoạch hoa đu đủ vào buổi sáng, sau đó làm sạch và phân loại, cắt cuống đưa vào máy sấy lạnh trong vòng 20 tiếng và chế biến. HTX đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, như: Máy xay, máy đóng túi trà, máy in hạn sử dụng...; chủ động đầu tư nghiên cứu về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm có tem nhãn tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng. Đến nay sản phẩm  Trà hoa đu đủ đực Yên Châu đã được công nhân sản phẩm OCOP 3  sao", anh Tuấn nói.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 3.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 4.

Trà hoa đu đủ Yên Châu của HTX Tuổi trẻ 26/3, tiểu khu 4, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu (Sơn La)được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với cơ sản xuất kinh doanh cá thể của gia đình Chị Đào Thị Hiếu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La),  nhận tại địa phương, nguồn thủy sản tự nhiên khá lớn, tuy nhiên người dân mới chỉ khai thác cá tươi để bán ra thị trường với giá thành không cao. Đặc biệt, còn một lượng khá lớn cá có trọng lượng dưới 1kg chưa được chế biến gây lãng phí.  Vì thế, chị Hiếu tìm tòi, nghiên cứu, sáng chế máy xay cá để có thể chế biến các loại cá nhỏ thành nhiều loại thực phẩm tiêu dùng, tận dụng được tối đa nguyên liệu từ nguồn cá tại địa phương. Đến nay sản phẩm chả cá sông Đà của gia đình trị đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

"Tham gia chương trình OCOP, cơ quan chuyên môn của huyện đã hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ về sản phẩm và hướng dẫn xây dựng khu vực sản xuất, chế biến. Hiện nay, sản phẩm chả cá sông Đà đang được đưa vào bán tại Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu biểu của huyện, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình", chị Hiếu nói.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 5.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 6.

Tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, gia đình Chị Đào Thị Hiếu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) mong muốn quảng bá sản phẩm cá sông Đà. Ảnh: Văn Ngọc

Sơn La phát triển sản phẩm OCOP một cánh bền vững

Năm 2022, tỉnh Sơn La tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Sơn La có 31 sản phẩm phát triển mới và sản phẩm công nhân lại. Các sản phẩm tham gia đánh giá đều được đầu tư sản xuất theo quy trình an toàn, chất lượng cao, có đầy đủ bao bì, mẫu mã sản phẩm, có tem, nhãn truy xuất nguồn gốc, rõ ràng. Đây là những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng vùng miền ở các địa phương, trong đó công nhận 20 sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp tỉnh, và 11 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh đến từ 29 hộ kinh doanh, HTX và doanh nghiệp trên địa bàn. 

Chương trình OCOP đã tạo cơ sở để phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm của địa phương, tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, bà con nông dân đều có ý thức sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, nhất là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Nhìn chung, việc chú trọng phát triển sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, tạo sản phẩm du lịch nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có kết quả kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Nét nổi bật trong phát triển sản phẩm OCOP ở Sơn La đó là bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã được xác định là giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường, kích cầu tiêu dùng. 

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 7.

Những năm trở lại đây, tỉnh Sơn La đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cho biết: Năm 2022 dưới sự nỗ lực của các chủ thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình với các sản phẩm OCOP được tỉnh Sơn La đánh giá rất cao. Tổng số sản phẩm được đánh giá là 31 sản phẩm, trong đó có 20 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Qua đây cho thấy các chủ thể đã rất cố gắng, nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP theo hướng chất lượng sản phẩm. Năm nay 20 sản phẩm đạt 4 sao chất lượng cao hơn, mẫu mã, bao bì sản phẩm được nâng lên. Bên cạnh đó các chủ thể đã tập chung nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường để xây dựng sản phẩm của mình, từ đố xây dựng được các sản phẩm cao cấp. Năm nay có những sản phẩm rất mới như sâm ngọc linh, các sản phẩm trà đã có bước tiến đạt được các giải thưởng cao ở các thị trường Châu Âu.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 8.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 9.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 10.

Sơn La: Phát triển OCOP, nâng cao thu nhập người dân - Ảnh 11.

Phát triển sản phẩm OCOP không chỉ tạo thương hiệu cho sản phẩm mà con góp phần nâng cao thu nhập cho chủ thể. Ảnh: Văn Ngọc

Mục tiêu của tỉnh Sơn La là phấn đấu có trên 200 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Sơn La thành thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội tiêu và từng bước hướng tới xuất khẩu. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ đó, khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Đồng thời, nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhân rộng các mô hình phát triển sản phẩm OCOP, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, đẩy mạnh triển khai chương trình ký kết các hợp đồng chế biến, tiêu thụ tại các Hội nghị Kết nối giao thương, tuần hàng nông sản an toàn, Hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp… nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước và xuất khẩu.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh