Tái cơ cấu nông nghiệp: Khai mở nhiều thị trường, ngành nông nghiệp lập kỷ lục

Anh Thơ - Khương Lực Thứ ba, ngày 24/12/2019 10:41 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do đối mặt với những dịch bệnh mới trên vật nuôi, cây trồng, thiên tai diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ nông sản thay đổi các quy định về truy xuất nguồn gốc..., năm 2019, ngành nông nghiệp vẫn đạt được kết quả khả quan, tạo nền tảng cho những năm tiếp theo.
Bình luận 0

Khai mở thị trường

Chiều 23/12, phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực tìm kiếm, khai mở các thị trường mới của ngành chức năng, các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chinh phục được nhiều thị trường khó tính.

Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...; gần đây nhất, ngày 16/12/2019, sau 5 năm đàm phán, Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản đã công bố chấp nhận nhập quả vải thiều tươi của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Ở lĩnh vực chăn nuôi, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hongkong; xuất khẩu mật ong đi EU, Mỹ. Lô sữa đầu tiên đã được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019. Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%; và đang hoàn thiện bước cuối về kỹ thuật để con tôm sống của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Úc.

”Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về thương mại, xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt 41,3 tỷ USD, đây là một kỷ lục, rất quan trọng và nhiều ý nghĩa, cho thấy nỗ lực khai mở thị trường của các ngành chức năng, của các doanh nghiệp đã mang lại kết quả xứng đáng” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

img

Cuối năm 2019, sản phẩm vải thiều chính thức được phép xuất khẩu sang Nhật Bản.  Ảnh: P.V

Về các giải pháp phát triển chăn nuôi và bình ổn thị trường thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngay khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, với nhận định có nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm, Bộ đã chủ động khuyến khích tăng cường sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản để bù đắp một phần lượng thịt lợn bị giảm. Nhờ vậy, đến nay sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145.000 tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả), gia súc lớn tăng 4,2%...; cùng với đó, một số địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc tái đàn, duy trì chăn nuôi lợn an toàn sinh học được đẩy mạnh. “Những yếu tố trên góp phần đáp ứng cơ bản thực phẩm cho nhu cầu thị trường, không làm biến động xáo trộn đời sống người dân trong dịp cuối năm và tết âm lịch cổ truyền tới” - ông Cường nhấn mạnh.

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập

Để thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn trong bối cảnh và yêu cầu mới; đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương giao Bộ NNPTNT chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, có phân kỳ cụ thể giai đoạn 2021 - 2025”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Là một trong những địa phương thực hiện rất tốt quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay, Sơn La đã gặt hái được nhiều thành công, trở thành trung tâm cây ăn quả mới ở phía Bắc. Ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hiện đạt 70.000ha; đồng thời đẩy mạnh thâm canh các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su... với tổng diện tích 70.000ha. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng lòng hồ, hiện đã có 9.600 lồng cá với sản lượng 6.500 tấn.

“Chúng tôi xác định phát triển HTX là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái cơ cấu nên trong thời gian ngắn chúng tôi phát triển được 626 HTX, trong đó có 520 HTX nông nghiệp; tỉnh cũng thu hút đầu tư được 40 nhà máy chế biến nông lâm thủy sản; xây dựng thương hiệu cho 18 nông sản chủ lực” - ông Hùng nói.

Ông Hùng kiến nghị, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa hệ thống hạ tầng giao thông cho các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ NNPTNT ưu tiên nghiên cứu bộ giống cây ăn quả phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị cũng là hướng đi của tỉnh Bắc Giang. Ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, năm 2019, sản lượng vải thiều giảm, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, tuy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp có giảm nhưng giá trị tăng thêm của ngành lên tới 520 tỷ đồng. Thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục phát huy các sản phẩm thế mạnh của địa phương như vải thiều, gà đồi...

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của địa phương, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, mục tiêu đặt ra cho năm 2020 là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.

Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh và nhóm sản phẩm OCOP. Khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam.

imgThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Nông nghiệp chuyển mình, nông dân giàu có

Với những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm 2019, tôi tin rằng ngành nông nghiệp nước ta trong năm 2020 và thời gian tới sẽ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, trở thành một nước có nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Nông dân sẽ ngày càng giàu có hơn. Nông thôn sẽ ngày càng văn minh, phồn thịnh, thân thiện và đáng sống hơn.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, tôi nhất trí với đề xuất của Bộ NNPTNT về ưu tiên bố trí vốn đầu tư công trung hạn 2021- 2025 cho ngành nông nghiệp nói chung và qua Bộ NNPTNT nói riêng đạt chỉ tiêu 5 năm sau cao gấp đôi 5 năm trước; nhất trí tăng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chương trình xây dựng nông thôn mới gấp 2 lần giai đoạn 2016 - 2020, trình Quốc hội để giao các địa phương thực hiện. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu, bố trí vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, cần thiết tiếp tục phải tháo gỡ những nút thắt về chính sách như chính sách về đất đai, tín dụng...; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tôi đồng ý giao Bộ NNPTNT chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, có phân kỳ cụ thể giai đoạn 2021 - 2025; cần ưu tiên tập trung phát triển đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện.

P.V (ghi)

Bộ trưởng Nông nghiệp: Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường khó tính

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chiều ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực tìm kiếm, khai mở các thị trường mới của ngành chức năng, các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chinh phục được nhiều thị trường khó tính.

Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường khó tính

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, trong năm 2019, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...; gần đây nhất, ngày 16/12/2019, sau 5 năm đàm phán, Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản đã công bố chấp nhận nhập quả vải thiều tươi của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Ở lĩnh vực chăn nuôi, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ. Lô sữa đầu tiên đã được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019. Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%;  và đang hoàn thiện bước cuối về kỹ thuật để con tôm sống của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Úc.

img

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành nông nghiệp. Ảnh: K.Lực.

”Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về thương mại, xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt 41,3 tỷ USD, đây làm một kỷ lục, rất quan trọng và nhiều ý nghĩa, cho thấy nỗ lực khai mở thị trường của các ngành chức năng, của các doanh nghiệp đã mang lại kết quả xứng đáng” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Về các giải pháp phát triển chăn nuôi và bình ổn thị trường thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngay khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, với nhận định có nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm, Bộ đã chủ động khuyến khích tăng cường sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản để bù đắp một phần lượng thịt lợn bị giảm.

Nhờ vậy, đến nay sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145.000 tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả), gia súc lớn tăng 4,2%...; cùng với một số địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc tái đàn, duy trì chăn nuôi lợn an toàn sinh học được đẩy mạnh.

”Những yếu tố trên góp phần đáp ứng cơ bản thực phẩm cho nhu cầu thị trường, không làm biến động xáo trộn đời sống người dân trong dịp cuối năm và tết âm lịch cổ truyền tới” – ông Cường nhấn mạnh.

img

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khảo sát tình hình tái đàn lợn ở Bắc Giang ngày 22/12. 

Các mô hình liên kết lên ngôi

Có thể thấy, nét mới trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương việc xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngày càng phát triển.

Là một trong những địa phương thực hiện rất tốt quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay, Sơn La đã gặt hái được nhiều thành công, trở thành trung tâm cây ăn quả mới ở phía Bắc. Ông Lò Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hiện đạt 70.000ha; đồng thời đẩy mạnh thâm canh các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su... với tổng diện tích 70.000ha. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng lòng hồ, hiện đã có 9.600 lồng cá với sản lượng 6.500 tấn.

"Chúng tôi xác định phát triển hợp tác xã là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái cơ cấu nên trong thời gian ngắn chúng tôi phát triển được 626 HTX, trong đó có 520 HTX nông nghiệp; tỉnh cũng thu hút đầu tư được 40 nhà máy chế biến nông lâm thủy sản; xây dựng thương hiệu cho 18 nông sản chủ lực" - ông Hùng nói.

img

Sau 5 năm đàm phán, vải thiều chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh: I.T

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị cũng là hướng đi của tỉnh Bắc Giang. Ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, năm 2019, tuy sản lượng vải thiều giảm, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, tuy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp có giảm nhưng giá trị tăng thêm của ngành lên tới 520 tỷ đồng. Thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục phát huy các sản phẩm thế mạnh của địa phương như vải thiều, gà đồi...

Trong khi đó, tỉnh Gia Lai cũng đã thu hút được 8 doanh nghiệp liên kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Còn tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo của ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện, tỉnh đã xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất gia cầm xuất khẩu sang Nhật Bản. 

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của địa phương, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, mục tiêu đặt ra cho năm 2020 là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.

Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh và nhóm sản phẩm OCOP. Khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam.

Khánh Nguyên- Khương Lực

10 mặt hàng xuất khẩu nông lâm sản 

Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%.

Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, tăng 14%, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều). Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

K.L

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem