Taxi truyền thống quyết tâm “chiến đấu” với Grab, Uber

Phi Long Thứ tư, ngày 06/12/2017 15:30 PM (GMT+7)
Trước thời điểm công nghệ 4.0, các hãng taxi truyền thống của Việt Nam đã liên tiếp đổi mới công nghệ để “chiến đấu” với các “ông lớn” Grab, Ubeb nhằm giữ lại thị phần cho riêng mình.
Bình luận 0

img

Doanh nghiệp Việt quyết tâm “chiến đấu” với Grab, Uber (Ảnh: IT)

Chiều ngày 7.12, đại diện Taxi Thành Công lại chính thức công bố một phần mềm mới của riêng mình nhằm “tuyên chiến” với Grab, Uber.

Ông Phan Trọng Tuệ - đại diện Taxi Thành Công cho biết, hiện tại, thống kê cho thấy có 85% khách hàng vẫn gọi tổng đài hoặc vẫy xe ngoài đường vì họ cảm thấy nhanh hơn, không phải chờ đợi và giá cước cũng luôn đảm bảo, không bị tăng giá vào giờ cao điều, không cần có smaphone và không cần có cước 3G.

“Lo ngại của người tiêu dùng là taxi đi lòng vòng để tính thêm tiền nên chúng tôi đã đem đến một công nghệ để giải quyết tất cả mối lo ngại đó của khách hàng”.

Với công nghệ này, đại diện Taxi Thành Công cho biết, khi khách hàng lên xe thì lái xe mất 10 giây để thao tác tìm đường bằng Google tính theo giá cước đã niêm yết sẽ tính ngay ra được số tiền phải trả bao nhiêu, quãng đường bao xa. Tất nhiên, tài xế có thể lựa chọn những cung đường ít bị tắc đường nhất và thỏa thuận với khách hàng.

Đại diện taxi Thành Công cho biết, với sản phẩm “minh bạch lộ trình, biết trước giá cước” đã đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một sản phẩm hỗ trợ các khách hàng đi taxi biết trước giá tiền, theo dõi lộ trình mà không cần khách hàng phải biết về công nghệ hay trang bị smartphone. Đây là một bước tiến của hãng taxi trong nước trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ khách hàng.

Đại diện taxi Thành Công cũng khẳng định, việc biết trước giá cước và lộ trình không phải là mới ở Việt Nam nhưng tất cả các hãng taxi (bao gồm cả Uber, Grab) đều yêu cầu khách hàng phải có điện thoại Smartphone và cài đặt phần mềm của hãng mới có thể trải nghiệm được. Nay với cộng nghệ mới của Taxi Thành Công, khách hàng vẫy xe hoặc gọi điện thoại đến tổng đài vẫn có thể biết trước được số tiền thanh toán và theo dõi lộ trình di chuyển khi đang ngồi trên xe.

img

Taxi Thành Công cho biết, với phần mềm APP có thể cho phép khách hàng biết tiền trước khi lên xe, không cần cso smaphone (Ảnh: TX)

Theo Taxi Thành Công, đây là phần mềm mới APP dành cho lái xe, tích hợp tính năng tính trước giá cước và hiển thị lộ trình ngắn nhất trên màn hình tablet gắn trên mỗi xe taxi. Công nghệ này dựa trên nền tảng Goole map services kết hợp với hệ thống tính tiền tự động trên hệ thống máy chủ của Taxi Thành Công sẽ giúp lái xe và khách hàng biết trước giá cước và lộ trình di chuyển.

“Chúng tôi tin tưởng, với chất lượng phương tiện tốt, người lái được đào tạo bài bản và được sự hỗ trợ của công nghệ, Thành Công Taxi sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của taxi truyền thống trong thời đại công nghệ 4.0 để được người tiêu dùng tin yêu và lựa chọn”, ông Nguyễn Khương Duy - Giám đốc Taxi Thành Công cho biết. 

Ông Nguyễn Khương Duy – Giám đốc Taxi Thành Công cho biết, ứng dụng Thành Công APP là ứng dụng đa nền tảng, được công ty nghiên cứu phát triển từ khi Uber, Grab đặt chân vào Việt Nam, hiện đã có các ứng dụng cho khách hàng trên mobile (android, IOS), Facebook, (Chatbot, messenger) và đến nay là ứng dụng mở rộng dành cho tài xế và nhân viên điều hành tổng đài. “Chúng tôi nhận thức được phát triển công nghệ là xu hướng tất yếu nên Thành Công đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ để đem lại những tiện ích cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ”.

Ông Duy cũng cho biết thêm, ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng các tỉnh thành khách đến Hà Nội làm việc, khám phá, chữa bệnh luôn có những lo lắng khi di chuyển bằng xe taxi do không thuộc đường cũng như không am hiểu về công nghệ.

“Chúng tôi tin tưởng, với chất lượng phương tiện tốt, người lái được đào tạo bài bản và được sự hỗ trợ của công nghệ, Thành Công Taxi sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của taxi truyền thống trong thời đại công nghệ 4.0 để được người tiêu dùng tin yêu và lựa chọn”, ông Duy cho biết.

Ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội: Người tiêu dùng mong muốn chất lượng dịch vụ và giá cước rẻ và minh bạch. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng. Một trong những ý kiến của khách hàng mà họ không đồng tình là do bản thân khách hàng không biết đường và có thể lái xe cũng không biết đường hoặc biết đường nhưng lại đi lòng vòng để nhằm tính thêm tiền. Do đó, khi có các loại hình khác như Grab, Uber tham gia vào thị trường đã gây khó khăn cho taxi truyền thống. Do đó, việc ứng dụng một phần mềm biết giá cước trước như của Thành Công đã được ông Bình đánh giá cao.

Trước đó, nhiều hình thức “chiến đấu” với Grab, Uber để giữ lại thị phần cũng đã được các doanh nghiệp Việt ứng dụng. Mới đây nhất là sự ra đời của phần mền đấu thầu trực tuyến TranTender.  

Ông Đỗ Khắc Hà – Giám đốc Công ty Cổ phần Viladata cho biết, hệ thống đấu thầu vận chuyển TransTender là ứng dụng kết nối cung cầu vận chuyển hàng hóa, chở khách, bốc dỡ hàng hóa theo hình thức đấu thầu trực tuyến. Do đó, nó cho phép khách hàng dễ dàng tìm được nhà vận chuyển phù hợp và được lựa chọn cước phí rẻ thông qua hình thức “đấu thầu”, các nhà vận chuyển buộc phải cạnh tranh đưa ra giá, phương tiện, tổ lái tối ưu nhất cho gói thầu.

Theo ông Đặng Quốc Hữu - Công ty Cổ phần Viladata cho biế: để “đối phó” với Grab, Uber cần phải làm thế nào? Đầu tiên là taxi truyền thống cũng giảm giá cước vận chuyển, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hay có những quảng cáo, khẩu hiệu sử dụng taxi truyền thống để ủng hộ người Việt Nam…Thậm chí, có hãng taxi còn khuyến cáo với lái xe nên bán bưởi trên xe taxi, kể cả treo khẩu hiệu kêu gọi tẩy chay Grab, Uber...nhưng sau đó cũng đã gỡ bỏ và hầu hết các giải pháp đều chỉ là nhằm mục đích cạnh tranh, giữ lại thị phần.

Đến nay, thậm chí mỗi doanh nghiệp còn đang xây dựng phần mềm riêng gần giống với Grab, Uber để kết nối với khách hàng. Một trong những doanh nghiệp taxi đã triển khai phải kể tới Vinasun, Mai Linh…

Việc tự vận động để tồn tại của các hãng taxi truyền thống là dấu hiệu tốt, vì có cạnh tranh mới có sự phát triển, nếu không sẽ bị đào thải khỏi “cuộc chơi”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng,  không thể bắt khách hàng cài đặt trên điện thoại của họ hàng loạt phần mềm khác nhau chỉ với mục đích là gọi xe taxi.

Do đó, với nhiều hình thức công nghệ mới của các doanh nghiệp Việt ngày càng được nghiên cứu để “tuyên chiến” với các ông lớn “Grab, Uber”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem