Tây Ninh: Khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai

Trần Khánh Thứ năm, ngày 02/06/2022 17:54 PM (GMT+7)
Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là Tây Ninh vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai.
Bình luận 0

Áp lực rất lớn vì thiếu cơ sở dữ liệu đất đai

Từ tháng 4 đến nay, Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh đã có nhiều buổi làm việc khảo sát, giám sát công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư công.

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn những hạn chế nhất định.

Một dự án giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông ở huyện Tân Châu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Một dự án giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông ở huyện Tân Châu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Một số người dân không đồng ý với cách tính giá đất bồi thường hiện nay. Một số người còn thiếu thông tin về chủ trương đầu tư của các dự án.

Bản thân công tác giải phóng mặt bằng ở Tây Ninh cũng gặp nhiều khó khăn từ việc thiếu cơ sở dữ liệu đất đai; các trung tâm phát triển quỹ đất thiếu nhân lực.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị được điều chỉnh và ngày càng mở rộng. Khối lượng các dự án phải thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh cũng tăng cao.

Thời gian thực hiện một số dự án kéo dài và nhu cầu nhà ở của người dân khá lớn. Nhiều nơi đã phát sinh các trường hợp chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay, tự ý chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình không phép.

Điều này gây khó khăn và tạo áp lực rất lớn cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

UBND tỉnh Tây Ninh trong một lần khảo sát công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án đường 787, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Thế Nhân

UBND tỉnh Tây Ninh trong một lần khảo sát công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án đường 787, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Thế Nhân

Do chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh nên việc điều tra, khảo sát thông tin phục vụ cho công tác các bồi thường còn gặp nhiều khó khăn; và tỷ lệ chính xác chưa cao. Điều này dẫn đến mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, diễn biến quá trình sử dụng đất của người dân rất phức tạp. Trong khi hồ sơ dữ liệu về quản lý đất đai, cập nhật chỉnh lý biến động trong sử dụng đất chưa đầy đủ kịp thời.

Ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau khi có Bộ TN&MT có chủ trương về dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG), Tây Ninh đã giao cho Sở TN&MT thực hiện đề án tổng thể.

UBND đã phê duyệt chủ trương dự án với tổng kinh phí khoảng 128 tỷ đồng; lộ trình thực hiện từ năm 2022 đến 2025.

Theo ông Chiến, dự án có lộ trình thực hiện dài hơi, và nguồn kinh phí lớn. Tuy nhiên, dự án cơ sở dữ liệu đất đai là cần thiết.  

"Tây Ninh hướng tới việc xây dựng giá đất trên từng thửa đất. Có như thế việc quản lý đất đai mới dễ dàng", ông Chiến nói.

Sau khi bàn giao mặt bằng, dự án đường 787 TX.Trảng Bàng) đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Thế Nhân.

Sau khi bàn giao mặt bằng, dự án đường 787 TX.Trảng Bàng đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Thế Nhân.

Theo ông Nguyễn Thành Tâm – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh, việc cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh sẽ hiệu quả không kém gì việc đầu tư một dự án.  

Bởi cơ sở dữ liệu đất đai sẽ giúp chính quyền nâng cao được hiệu quả quản lý, khai thác tốt nguồn lực đất đai, đảm bảo yêu cầu sự phát triển.

Theo ông Tâm, nếu làm nhanh và công khai minh bạch thông tin dữ liệu đến từng thửa đất thì sẽ không có tình trạng "cò đất" thao túng giá đất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem