Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới

Thứ tư, ngày 20/10/2021 06:28 AM (GMT+7)
Câu chuyện 'đặc biệt' về một tội phạm di tích văn hóa lớn nhất Trung Quốc năm 2016 đến giờ vẫn còn gây xôn xao dư luận.
Bình luận 0


Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 1.

Một thanh niên nhặt được cổ vật văn hóa, vội đem bán với giá 13,6 triệu tệ (khoảng gần 50 tỷ đồng). Khi các chuyên gia nói với anh ta rằng anh ta đã phạm pháp thì người đàn ông lại không tin và cho rằng mình đã không vi phạm quy định pháp luật nào.

Trung Quốc vốn được biết đến là một quốc gia với nền văn minh lâu đời, trải qua hàng ngàn năm lịch sử và được kế thừa một kho tàng lớn lao những cổ vật, di tích văn hóa mà tổ tiên để lại. Bởi vậy mà từ chính phủ cao nhất cho tới các cấp quần chúng đều thống nhất tư tưởng đồng lòng chung sức bảo vệ các cổ vật, di tích văn hóa cổ xưa.

Tuy nhiên, vẫn không ít người nhận thức được điều này. Họ cho rằng cổ vật dưới lòng đất, nếu tìm thấy được thì nó sẽ thuộc về mình. Ví dụ như trường hợp vô cùng đặc biệt dưới đây, một thanh niên nhặt được cổ vật, vội đem bán với giá 13,6 triệu tệ (khoảng gần 50 tỷ đồng). Khi các chuyên gia nói với anh ta rằng anh ta đã phạm pháp thì người đàn ông lại không tin và cho rằng mình đã không vi phạm quy định pháp luật nào.

Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 2.

Năm 2016, tại Thành Đô xảy ra một câu chuyện về cổ vật văn hóa rất đặc biệt. Cảnh sát đã thành lập đội điều tra đặc biệt để và đã tìm ra một người dân họ Tống bị tình nghi phạm tội trọng đại. Tuy nhiên người đàn ông họ Tống lại thản nhiên nói: "Tất cả những món đồ này của tôi là do nhặt được!" Vậy chuyện gì đang xảy ra?

Hóa ra, Tống là người sinh sống ở Thành Đô, từ nhỏ đã biết câu chuyện truyền đời về "Trương Hiến Chung với hàng ngàn tàu chở bạc chìm dưới sông" và câu ca dao "ai nhặt được bạc Trương Hiến Chung mua nổi cả Thành Đô phủ".

Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 3.

Theo lời đồn dân gian, Trương hiến Chung có tới một ngàn chiến thuyền chứa vàng bạc châu báu, nhưng bị tướng nhà Minh là Dương Triển phục kích và tàu bị đắm. Cũng từ đó, truyền thuyết về tàu chở bạc của Trương Hiến Chung chìm dưới sông được lưu truyền về sau.

Tương truyền, vào cuối thời nhà Minh, nhà Minh không chỉ phải đối mặt với sự xâm lược của quân Thanh từ bên ngoài thành mà còn phải lo chặn những cuộc nổi dậy của nông dân liên tục xảy ra. Trong đó, hai cuộc nổi dậy lớn nhất của nông dân lần lượt do Lý Tự Thành và Chương Hiến Chung cầm đầu. Lý Tự Thành thành lập chính quyền đại thuận, tấn công vào Bắc Kinh đánh đổ nhà Minh. Chương Hiến Chung lại thành lập chính quyền Đại Tây. Cả hai đều tạo ra một trận cuồng phong đẫm máu ở Trung Nguyên, nhưng chiến thắng cuối cùng lại về tay người Mãn Thanh.

Theo ghi chép, trong thời gian làm vương làm tướng, cả hai đều không thể cưỡng lại vinh hoa phú quý. Khi bị quân mãn thanh dòm ngó, Trương hiến Chung cuối cùng cũng bị trấn áp. Năm 1646, Trương Hiến Chung chạy về phía nam dọc theo sông Mân Giang (thượng nguồn sông Trường Giang). Ông đã chuyển toàn bộ vàng bạc châu báu của "Đại Tây quốc" mang theo. Theo lời đồn dân gian, Trương hiến Chung có tới một ngàn chiến thuyền chứa vàng bạc châu báu, nhưng bị tướng nhà Minh là Dương Triển phục kích và tàu bị đắm. Cũng từ đó, truyền thuyết về tàu chở bạc của Trương Hiến Chung chìm dưới sông được lưu truyền về sau.

Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 5.

Một đêm nọ, sau khi ngà ngà say, Tống cũng đã mò tới bờ sông với suy nghĩ có thể tìm kiếm chút bạc. Ngay từ lần đầu tiên, Tống đã mò được một con hổ vàng nhỏ với bộ dạng sống động như thật. Có lần thứ nhất, sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba ... Kể từ đó, Tống nhặt được vô số đồ có giá trị, những thỏi vàng, thỏi bạc, rất nhiều tượng nhỏ bằng vàng với đủ hình thù kỳ quái …

Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 6.

Tổng cộng, tổ chuyên án đã tìm thấy di vật văn hóa hạng nhất trị giá lên tới gần 50 tỷ đồng, 15 di vật văn hóa hạng hai, 30 di vật văn hóa hạng 3. Số tiền lên tới hàng trăm triệu NDT, Tống trở thành tội phạm di tích văn hóa lớn nhất năm 2016.

Tống cho rằng, chỉ cần là đồ của mình nhặt được thì đương nhiên là của mình, bởi vậy đã đem toàn bộ tất cả những thứ này đem bán với tổng số tiền là 13,6 triệu tệ (khoảng gần 50 tỷ đồng). Sau đó, vụ việc này đã kinh động tới các quan chức địa phương. Tống bị bắt ngay sau đó, các chuyên gia nói với anh ta rằng: "Anh đã vi phạm pháp luật, đã vi phạm luật di tích văn hóa của đất nước." Nhưng Tống vẫn không tin, thậm chí còn to tiếng cho rằng mình vô tội. Anh ta không hiểu được vì sao, lẽ nào nhặt được đồ vật lại bị coi là phạm pháp?".

Thanh niên nhặt được đồ dưới sông đem bán hàng chục nghìn tỷ đồng, tưởng 'đổi đời' ai dè cảnh sát ập tới - Ảnh 7.

Cảnh sát cảm thấy có gì đó không ổn, người đàn ông này quá kích động. Hắn biết vị trí của các di vật văn hóa. Hẳn còn có nội tình nào đó. Sau này, họ mới phát hiện ra rằng, Tống vốn không hề nhặt được di vật văn hóa một cách tình cờ ngẫu nhiên như lời kể. Mà đó là một kế hoạch đã được tính toán từ rất lâu. Tổng cộng có bốn người đồng phạm, cùng lên kế hoạch phân chia trách nhiệm và hành động. Những người này đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để thăm dò khu vực sông trong thời gian dài và cuối cùng đã tìm thấy rất nhiều cổ vật văn hóa và đem bán với tổng giá trị khoảng 13,6 triệu tệ. Sau này, trong quá trình truy tìm các cổ vật văn hóa, các chuyên gia đều thấy rằng giá trị của chúng ngày càng cao, có người bán lại với giá 13 triệu tệ, có người lại rao bán giá 16 triệu tệ. Tổng cộng, tổ chuyên án đã tìm thấy di vật văn hóa hạng nhất, 15 di vật văn hóa hạng hai, 30 di vật văn hóa hạng 3. Số tiền lên tới hàng trăm triệu NDT, Tống trở thành tội phạm di tích văn hóa lớn nhất năm 2016.

Tại Trung Quốc, căn cứ theo quy định và luật pháp hiện hành, di vật hay di tích văn hóa được chia thành nhiều loại. Loại thứ nhất là những di vật văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác, là những cổ vật gia truyền. Những văn vật thế này có thể do tư nhân bảo quản. Loại thứ hai là những cổ vật văn hóa do ai đó nhặt được, thông thường là tìm thấy trong mộ cổ hoặc đào được dưới đất, thì phải lập tức đem trao lại cho quốc gia. Tình huống thứ ba là nếu phát hiện các di vật văn hóa cấp quốc gia mà tự ý thu mua rồi bán lại, theo đúng quy định của Luật Di tích văn hóa thì cần phải có hình phạt. Hành động này nhằm để bảo vệ tốt hơn các di tích văn hóa cổ của Trung Quốc, và trong lĩnh vực tâm linh thì đó cũng được coi là một hành động tôn trọng người cổ xưa.


San San (Baidu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem