Thành phố nào lớn nhất thế giới và hút nhiều khách du lịch nhất?

Thứ sáu, ngày 05/08/2022 13:03 PM (GMT+7)
Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng để tìm ra câu trả lời chính xác lại là vấn đề nan giải.
Bình luận 0

Xác định thành phố lớn nhất thế giới và sẽ hút du khách nhất dựa trên tiêu chí nào?

Trong vài thế kỷ qua, chính các thành phố đã hình thành cách con người sống, làm việc và quan hệ với nhau. Vào năm 1800, chỉ 10% dân số thế giới sống ở các thành phố, nhưng kể từ năm 2009, dân số thành thị trên hành tinh đã vượt quá nông thôn. Ở Mỹ, khoảng 80% dân số gọi các thành phố là quê hương.

Khi nhiều người chuyển đến các thành phố hơn, các đô thị này đã phình ra. Nhưng đâu là thành phố lớn nhất hành tinh? Và làm thế nào để chúng ta định nghĩa chính xác "lớn nhất"?

Có hai cách chính để đánh giá quy mô của một thành phố bằng cách đo lường khu vực địa lý hoặc dân số của nó. Cả hai phương pháp này đều có thể dẫn đến một thành phố được coi là lớn nhất một cách chính thống, nhưng phương án nào là chính xác hơn?

Kevin Ward, giáo sư địa lý nhân văn tại Đại học Manchester ở Vương quốc Anh và là giám đốc của Viện Đô thị Manchester, nói với Live Science: "Cả hai cách đều có những điểm xấu và tốt riếng. Chúng nắm bắt các khía cạnh khác nhau của sự thay đổi và chuyển đổi đô thị. Với việc một số thành phố đang xây dựng nhà cao tầng và tạo ra mật độ gia tăng, người ta có thể thấy một số thành phố tăng dân số mà không nhất thiết phải mở rộng về mặt địa lý".

Thành phố nào lớn nhất thế giới? - Ảnh 1.

Tokyo là thành phố đông dân nhất trên thế giới. (Ảnh: Yongyuan Dai qua Getty Images)

Ward cũng đề xuất một lựa chọn thứ ba khả thi. đánh giá tác động văn hóa của thành phố đối với phần còn lại của thế giới. Về vấn đề này, ông nói, người ta có thể tuyên bố "Paris, London hoặc New York" là "lớn nhất". Tuy nhiên, điều này mở ra nhiều ý kiến cá nhân.

Việc đo lường quy mô của một thành phố là khó một phần vì không có cách nào được chấp nhận rộng rãi để xác định thành phố là gì, hoặc nơi bắt đầu và kết thúc. "Những gì tạo nên một thành phố khác nhau giữa các quốc gia", Ward lưu ý. Ngay cả quy mô và dân số đều không phải là một yếu tố. Thành phố Vatican, là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới và rất nhỏ về dân số (chỉ 453 người) và diện tích (0,49 km vuông). Trong khi đó, Ngerulmud, thủ đô của Cộng hòa Palau ở tây Thái Bình Dương, chỉ có 400 cư dân, nhưng rộng 466 km vuông, có diện tích lớn hơn Thành Vatican, và được coi là thủ đô ít dân nhất trên thế giới

Theo WorldAtlas và World Population Review, thành phố New York đứng đầu thế giới về diện tích. Tuy nhiên, hai nguồn có cách hiểu khác nhau về quy mô của thành phố. Theo WorldAtlas, Thành phố New York rộng tổng cộng 8.683 km vuông, trong khi World Population Review liệt kê thành phố này có diện tích 12.093 km vuông. Theo Ward, sự khác biệt này là do không có "chuẩn mực và hiểu biết" cụ thể về cách xác định ranh giới của một thành phố.

Thành phố nào lớn nhất thế giới? - Ảnh 2.

Thành phố New York là thành phố lớn nhất theo diện tích, nhưng không phải theo dân số. (Ảnh: Alexander Spatari qua Getty Images)

Delhi sẽ vượt Tokyo để trở thành thành phố đông dân nhất hành tinh và cũng là nơi hút nhiều du khách?

Tuy nhiên, về dân số, thành phố New York không đứng đầu danh sách. Theo World Population Review , New York, với dân số 8.177.020 (tính đến năm 2022) hiện là thành phố đông dân thứ 45 trên thế giới, nằm giữa Kuala Lumpur, Malaysia ( 8,419,566) ở thứ 44 và Hàng Châu, Trung Quốc (8,044,878) ở thứ 46.

Khi nói đến số lượng cư dân, không có thành phố nào khác gần bằng Tokyo, thủ đô của Nhật Bản. Với dân số ước tính là 37.274.000. Theo World Population Review, Tokyo có hơn 5 triệu cư dân so với người đứng thứ hai là Delhi, Ấn Độ, nơi có khoảng 32.065.760 người. Tuy nhiên, các nguồn khác cũng đưa ra kết luận khác nhau về dân số thành phố. 

Mặc dù rất khó để xác định rõ ràng thành phố nào là lớn nhất, nhưng rõ ràng là trên thế giới có số lượng siêu đô thị ngày càng tăng. Các đô thị thường được coi là những thành phố có dân số trên 10 triệu người. "Những trung tâm đô thị rộng lớn này phải đối mặt với vô số thách thức khi chúng tiếp tục mở rộng, nhưng chúng sẽ nắm giữ chìa khóa cho sự tồn tại lâu dài của nhân loại, vì vào năm 2050, gần 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố", Ward nhận định.

"Ở một số thành phố, thách thức chính sẽ là quản lý tăng trưởng theo cách bền vững. Ở những nơi khác, đó sẽ là việc phải làm với cơ sở hạ tầng từ những thập kỷ trước. Tuy nhiên, những thách thức mà hành tinh phải đối mặt, thì câu trả lời sẽ nằm ở sự phát triển của các thành phố", Ward nói.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, thế giới có thể có 43 siêu đô thị vào năm 2030, tăng từ con số 31 mà chúng ta có ngày nay. Liên Hợp Quốc cũng đã dự đoán rằng, vào năm 2028, Delhi sẽ vượt Tokyo để trở thành thành phố đông dân nhất hành tinh và cũng là nơi hút nhiều khách du lịch, vì vậy thời kỳ thủ đô Nhật Bản đứng đầu về dân số có thể kết thúc trong tương lai rất gần.

Trọng Hà (Live Science)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem