Thứ hai, 03/06/2024

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

TN

20/05/2024 8:53 PM (GMT+7)

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, đã được HĐND thành phố thông qua vào tháng 3 vừa qua. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô xác định khu vực phía Nam sẽ trở thành một cực phát triển quan trọng của Thủ đô.

Cụ thể, khu vực đô thị phía Nam Thủ đô, gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức: Trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh hiện đại; là trung tâm đầu mối logistics lớn của vùng Thủ đô kết nối khu vực phía Nam.

Cùng với đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 cũng xác định tương lai sẽ nghiên cứu thành lập thêm thành phố phía Nam. Như vậy, sau giai đoạn 2023 Hà Nội sẽ hình thành thành phố ở phía Nam để xứng tầm với sân bay thứ hai dự kiến được xây dựng tại hai huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa, đạt quy mô khoảng 50 triệu hành khách mỗi năm.

Trong số các quận, huyện ở khu Nam, Thường Tín có lợi thế là "thủ phủ" công nghiệp của Hà Nội vì vậy được đánh giá có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh khu Nam đang được đầu tư mạnh mẽ hạ tầng từ sân bay, cao tốc, quy hoạch thành phố phía Nam cho đến nâng cấp 2 huyện Thanh Trì, Thường Tín lên quận thì Thường Tín lại càng có nhiều đà bứt phá.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội- Ảnh 1.

Hạ tầng phát triển giúp bất động sản Thường Tín bứt phá (Ảnh: Trường Sơn Land).

Tuy nhiên, những năm qua Thường Tín dường như chưa phát triển đúng mức khi chỉ tập trung phát triển theo các cụm công nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình phát triển, chưa kéo được những "đại bàng" lớn về đây đầu tư. Chính vì thế, giá bất động sản cũng đang ở mức thấp và dường như đang đứng ngoài những cơn sốt đất gần đây.

Dự báo về xu hướng phát triển của Thường Tín, giới đầu tư cho biết từ năm 2024 trở đi, Thường Tín sẽ là một trong các thị trường bất động sản với khả năng tăng trưởng cao. Đặc biệt, phân khúc bất động sản thấp tầng đang ở mặt bằng giá thấp sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.

"Xét toàn thị trường, Thường Tín đang là vùng hiếm của Hà Nội khi vẫn còn nguồn cung căn hộ với mức giá ở mức 27 triệu đồng/m2 và giá bất động sản thấp tầng chỉ ở mức khoảng từ 100 triệu đồng/m2. Mức giá thấp cho thấy sự chưa hấp dẫn của bất động sản Thường Tín trong quá khứ. Tuy nhiên, trong tương lai chúng ta thấy sẽ có sự thay đổi rõ rệt, mặt bằng giá sẽ gia tăng khi hạ tầng được đầu tư đúng như kế hoạch", anh Vỹ, nhà đầu tư kỳ cựu tại thị trường Hà Nội cho biết.

Cũng theo nhà đầu tư này, khi hạ tầng được xây dựng đồng bộ, chúng ta có thể sẽ thấy câu chuyện tăng giá bất động sản đã từng xảy ra ở khu Đông Hà Nội trong suốt 5 năm qua sẽ tái diễn tại khu Nam Hà Nội trong 5-10 năm tới. Giá bất động sản sẽ tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của hạ tầng, giao thông.

Quan sát thực tế cho thấy, những tháng đầu năm 2024 trong khi khu Đông và khu Tây sốt giá, giá bất động sản tại Thường Tín vẫn được xem ở mức thấp. Điển hình như mới đây dự án mới nhất tại Thường Tín là Him Lam Thường Tín cũng chỉ neo ở ngưỡng trên 100 triệu đồng/m2 đối với phân khúc nhà thấp tầng, shophouse. Giá bất động sản quanh khu vực trung tâm Thường Tín vẫn tăng khá chậm dù cơn sốt nóng bất động sản Hà Nội đã khiến các khu vực khác tăng từ 20-30% trong vài tháng trở lại đây.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội- Ảnh 2.

Dự án Him Lam Thường Tín tọa lạc ngay trung tâm hành chính mới của huyện Thường Tín

(Ảnh: Trường Sơn Land).

Đánh giá về tương lai khu Nam Hà Nội, bà Lê Thị Bích Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Trường Sơn (Trường Sơn Land) cho biết quy hoạch phía Nam là một cực phát triển quan trọng của Thủ Đô đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Thường Tín, đây cũng là lực đẩy quan trọng để khu vực này phát triển trong 3-4 năm tới.

"Đặc biệt, giá nhà đất tại Thường Tín sẽ có cơ hội bứt phá, tương tự câu chuyện tăng giá tại các thị trường bất động sản khi chuẩn bị lên quận như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức vài năm trở lại đây. Rõ ràng tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Thường Tín trong tương lai rất rõ ràng", bà Ngọc khẳng định.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã về Thường Tín đón đầu cơ hội phát triển, kéo theo đó một số dự án cũng đã bắt đầu ra mắt thị trường đón nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư biết đón đầu những vùng đất mới, đầy tiềm năng ở thời điểm giá tốt, mua được sản phẩm tốt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền, lựa chọn các dự án có tiềm năng phát triển và uy tín của chủ đầu tư.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?

Mạng Metfone của Viettel liên tục khẳng định vị trí top đầu thị trường Campuchia trong nhiều năm. Ngoài ra, Viettel giành được ví trí thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới trong Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu 2024 của Brand Finance từ Anh quốc.

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.