Thành tựu KH&CN năm 2020: Sản xuất bộ kit và robot phòng chống Covid-19

A.Vũ Thứ bảy, ngày 17/10/2020 11:05 AM (GMT+7)
Kết quả nổi bật nhất trong hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020 đó là nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bình luận 0

WHO và Anh chứng nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020, ngay từ những ngày đầu tiên dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã huy động lực lượng các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam và doanh nghiệp triển khai theo quy trình, đặc biệt các nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

Cụ thể, đến nay có 9 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được phê duyệt và tổ chức triển khai; mạng lưới đại diện KH&CN tại các nước được huy động có hiệu quả để kết nối các nhóm nghiên cứu và trao đổi, thử nghiệm các thiết bị, công nghệ sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19.

Thành tựu nổi bật KH&CN năm 2020: Sản xuất bộ kit và robot phòng chống Covid-19 - Ảnh 1.

Bộ kít xét nghiệm COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, Vương Quốc Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được bán tự do tại thị trường Châu Âu số 2020041602179596/1 ngày 20/4/2020.

Những kết quả đạt được phải kể đến đó là: Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ kit phát hiện vi rút SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện), đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, Vương Quốc Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được bán tự do tại thị trường Châu Âu số 2020041602179596/1 ngày 20/4/2020.

Tổ chức Y tế thế giới đã có thư chấp thuận và đưa vào quy trình đánh giá sử dụng khẩn cấp ngày 24/4/2020. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chứng minh khả năng nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo bộ KIT phát hiện vi rút SARS-CoV-2 của Việt Nam ngang tầm với các nước trên Thế giới, mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Châu Âu và toàn cầu, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và đất nước.

Đến nay, có khoảng 270.000 test đã được cung cấp cho các cơ sở xét nghiệm trong cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta; Tổng hợp các công bố khoa học quốc tế mới nhất về vi- rút SARS-CoV-2 để cung cấp cho các nhóm nghiên cứu tham khảo và hỗ trợ đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết phục vụ phòng chống dịch.

Thu thập những công bố khoa học quốc tế được xuất bản về SARS-CoV-2 số lượng trên 1700 công bố, bao gồm các nghiên cứu lý thuyết về dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm trong phòng chống, điều trị và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu, điều trị và cung cấp truy cập miễn phí phục vụ các bác sĩ, nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu của Việt Nam; Nuôi cấy và phân lập thành công vi rút SARS-CoV-2 (do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện).

Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nghiên cứu sâu hơn về vi rút, đồng thời cung cấp vật liệu và hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu chế tạo bộ KIT, sản xuất kháng thể đơn dòng và vắc xin.

Nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thành công sản phẩm robot VIBOT-1a được thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sỹ, giảm tiếp xúc trực tiếp người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.

Đây là robot có thể tự động chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm… vào các buồng bệnh; chuyển rác thải, đồ giặt... từ buồng bệnh ra ngoài và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Vibot 1a cũng được thiết kế đa chức năng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của từng khu vực cách ly và được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành, có thể mở rộng phạm vi hoạt động hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết. Vibot 1a có thể làm việc liên tục 12 giờ và tự động tìm về trạm để sạc khi cạn nguồn.

Ngoài ra, ngành KH-CN đã chiếu xạ khử khuẩn miễn phí cho thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ công tác phòng chống dịch với 102.300 khẩu trang nano, 22.525 khẩu trang N95 và 960 bộ quần áo bảo hộ y tế trang bị cho cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai.

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tháo gỡ khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành khoa học và công nghệ trong năm qua cũng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19. Bộ Khoa học và Công nhệ đã cung cấp miễn phí các tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch (máy thở, máy hô hấp, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn…); lĩnh vực về quản lý rủi ro thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ (www.tcvn.gov.vn); tập trung ưu tiên cơ sở vật chất, nguồn lực để hỗ trợ cộng động doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang y tế,… các hoạt động đo lường, thử nghiệm, hỗ trợ Tập đoàn Vingroup sản xuất các máy thở không xâm nhập VFS-310 và máy thở xâm nhập VFS-510; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.

Thành tựu nổi bật KH&CN năm 2020: Sản xuất bộ kit và robot phòng chống Covid-19 - Ảnh 2.

Tập đoàn Vingroup sản xuất các máy thở không xâm nhập VFS-310 và máy thở xâm nhập VFS-510

Mạng lưới đại diện KH&CN tại các nước được huy động có hiệu quả để cung cấp thông tin về cách thức kiểm soát dịch bệnh, cũng như tìm hiểu các nghiên cứu mới liên quan đến phát hiện, chuẩn đoán và điều trị cho người nhiễm Covid-19 của nước sở tại để kết nối các nhóm nghiên cứu trao đổi, thử nghiệm các thiết bị, công nghệ sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19.

Các nhiệm vụ, giải pháp về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, thông tin KH&CN... đang tiếp tục được triển khai đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh vượt qua dịch bệnh.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho hoạt động KH&CN (chưa tính kinh phí dành cho an ninh-quốc phòng, chi dự phòng và chi đầu tư phát triển dành cho KH&CN) đã được Quốc hội thông qua năm 2020 là 12.800 tỷ đồng.

Trong đó, chi kinh phí sự nghiệp KH&CN trung ương: 9.620 tỷ đồng (thấp hơn so với năm 2019 là 270 tỷ đồng); kinh phí sự nghiệp KH&CN địa phương: 3.180 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2019 là 250 tỷ đồng).

Hiện tại, số kinh phí của năm 2020 còn lại là 52 tỷ đồng. Số tiền này để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết phát sinh trong kế hoạch năm 2020 và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ hiện đang được Bộ KH&CN và Bộ Tài chình thống nhất phương án phân bổ báo cáo

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem