Thứ năm, 25/04/2024

Thế khó của nhà mạng trước thời hạn khoá hàng triệu SIM

15/03/2023 10:15 PM (GMT+7)

Các nhà mạng đứng giữa cơ quan quản lý dữ liệu dân cư và người dùng, mất nhiều thời gian đối chiếu thông tin qua lại, trong khi phải đáp ứng thời hạn chuẩn hóa thông tin 31/3.


Thế khó của nhà mạng trước thời hạn khoá hàng triệu SIM - Ảnh 1.

Còn 15 ngày trước thời hạn khóa liên lạc một chiều với các thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, nhà mạng VinaPhone cho biết vẫn chưa ghi nhận được tổng cộng có bao nhiêu thuê bao chưa trùng khớp thông tin. “Hiện VinaPhone đang tiếp tục đối soát dữ liệu”, đại diện nhà mạng cho biết.

3 nhà mạng chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam đều ở trong tình trạng tương tự, chỉ có thể đưa ra con số ước tính về số thuê bao có thông tin chưa trùng khớp. Đại diện nhà mạng Viettel cũng cho biết đã bắt đầu thực hiện đối chiếu dữ liệu thông tin thuê bao với CSDLQG từ năm ngoái, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Nhà mạng cũng phụ thuộc khi phải đối chiếu dữ liệu

“Sau khi phối hợp với Bộ Công an đối chiếu dữ liệu vào tháng 11/2022, chúng tôi được nhận kết quả có 8% khách hàng của Viettel đang có thông tin không trùng khớp”, đại diện nhà mạng này cho biết tại cuộc họp của Cục Viễn thông về quản lý thông tin thuê bao ngày 13/3.

Tuy nhiên, khi rà soát lại bằng công cụ tự động và cả đọc thủ công, nhà mạng phát hiện trong 8% này có 30% là đã chính xác thông tin, và được cơ quan quản lý CSDL xác nhận. Đến nay, Viettel cho biết họ nghi ngờ trong 8% có thêm 45% thuê bao có khả năng trùng khớp vì thông tin thuê bao đã hợp lý về 3 trường thông tin gồm số giấy tờ, họ tên, ngày sinh, và lại đang chờ xác nhận từ cơ quan quản lý dữ liệu.

Thế khó của nhà mạng trước thời hạn khoá hàng triệu SIM - Ảnh 2.

Tin nhắn của nhà mạng Viettel yêu cầu người dùng cập nhật thông tin có tỷ lệ phản hồi thấp, theo thống kê của nhà mạng. Ảnh: Hoàng Nam.

“Có nghĩa là với 8% khách hàng có thông tin không trùng khớp với CSDLQG sau khi lần đối chiếu đầu tiên, chúng tôi nhìn thấy có khả năng 70% trong số đó thực tế là trùng khớp”, đại diện nhà mạng cho biết.

VinaPhone rơi vào thế “giằng co” tương tự khi bắt đầu chuẩn hóa thông tin từ giữa năm ngoái. “Sau khi đối chiếu, chúng tôi có những tập khách hàng thậm chí chưa có trong CSDLQG”, đại diện nhà mạng này cho biết. Giải thích sự chênh lệch giữa 2 bộ dữ liệu, vị này cho rằng có thể do nhiều khách hàng sử dụng hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân 9 số để đăng ký thuê bao.

“Sau khi dùng công nghệ bóc tách thông tin trên giấy tờ, chúng tôi xác nhận một số thuê bao vẫn đúng thông tin, và tiếp tục chuyển tập thông tin thuê bao này cho cơ quan quản lý CSDLQG để rà soát tiếp. Một số trường hợp chúng tôi phải đến tận địa phương kiểm tra”, đại diện VinaPhone nói.

Trao đổi với Zing, nguồn tin yêu cầu ẩn danh từ một nhà mạng cho biết doanh nghiệp không có quyền truy cập vào CSDLQG, tất cả dữ liệu thuê bao được tổng hợp lại sau đó gửi sang cơ quan quản lý dữ liệu để cơ quan này thực hiện đối chiếu, và có những trường hợp thông tin nhà mạng đánh giá là đúng, hợp lệ nhưng cơ quan quản lý dữ liệu lại thấy không trùng khớp. Nguồn tin này cho rằng nguyên nhân là cả 2 bộ dữ liệu đều không hoàn toàn chính xác.

Không dễ yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin

Khi phát hiện ra các thuê bao không trùng khớp thông tin, trong quá trình đối chiếu qua lại nhiều lần giữa dữ liệu tại doanh nghiệp và dữ liệu tại CSDLQG, thì việc yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin cũng không dễ dàng. Đại diện nhà mạng Viettel cho biết tỷ lệ khách hàng phản hồi khi được thông báo thấp, cho dù nhắn tin nhiều lần liên tiếp, nhiều người không quan tâm hoặc cho rằng tin nhắn rác.

Thế khó của nhà mạng trước thời hạn khoá hàng triệu SIM - Ảnh 3.

Các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đều hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin thuê bao qua ứng dụng hoặc trang web, chỉ cần ảnh chân dung và ảnh chụp các giấy tờ liên quan. Ảnh: Hoàng Nam.

“Chúng tôi cung cấp nhiều phương pháp chuẩn hóa thông tin, qua mạng, qua hệ thống cửa hàng và đến trực tiếp trong các trường hợp khách hàng khó khăn đi lại, nhưng một bộ phận khách hàng chưa thực sự hợp tác”, đại diện MobiFone nhận định tương tự.

Trả lời báo chí, VinaPhone cho biết sẽ không xảy ra tình trạng quá tải như việc đăng ký thuê bao chính chủ năm 2017. Tuy nhiên nhà mạng khuyến nghị các chủ thuê bao sớm thực hiện chuẩn hóa thông tin khi được yêu cầu để tránh tình trạng quá tải cục bộ có thể xảy ra tại thời điểm gần ngày thuê bao sai thông tin bị khóa liên lạc một chiều, ngày 30/3.

Đối với các thuê bao sai thông tin, từ ngày 15/3 nhà mạng sẽ nhắn tin 5 lần trong 5 ngày liên tiếp. Người dùng có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa chiều gọi đi, 30 ngày trước khi bị khóa liên lạc 2 chiều và 60 ngày trước khi bị dừng hợp đồng.

Đại diện Cục Viễn thông đánh giá mốc thời gian 31/3 để chuẩn hóa toàn bộ thông tin thuê bao đang hoạt động là thách thức với các nhà mạng, và kêu gọi các chủ thuê bao hợp tác khi được yêu cầu. “Cục Viễn thông đề nghị người dùng phối hợp với doanh nghiệp để chuẩn hóa thông tin, tránh trường hợp giả mạo, mạo danh để thực hiện hành vi trái pháp luật”, cơ quan này cho biết tại cuộc họp 13/3.

Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, thông tin trên thuê bao bao gồm số thuê bao, đối tượng sử dụng, thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số giấy tờ tùy thân và ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp.

Ngoài ra, thông tin của thuê bao cũng bao gồm bản số hóa giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng, hình thức thanh toán cước cùng họ tên nhân viên, thời gian thực hiện giao dịch, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Để cập nhật thông tin thuê bao, người dùng truy cập trang web của nhà mạng mà mình đang sử dụng tại các địa chỉ my.vnpt.com.vn (VinaPhone), tttb.mobifone.vn (MobiFone) hoặc viettel.vn/s/chtt (Viettel).

Sau khi nhập số thuê bao cần kiểm tra/cập nhật thông tin, hệ thống sẽ gửi tin nhắn mã xác thực đăng nhập vào số thuê bao đó. Người dùng nhập mã để đăng nhập.

Tiếp theo, chọn loại giấy tờ dùng để xác nhận, có thể là căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Sau đó, tải ảnh mặt trước và mặt sau của giấy tờ và ảnh chân dung tại các ô yêu cầu của giao diện web. Nếu sử dụng máy tính, người dùng cần chuẩn bị trước các file ảnh giấy tờ, ảnh chân dung. Với điện thoại thông minh, trang web của các nhà mạng cho phép chụp ảnh trực tiếp.

Cuối cùng, kiểm tra lại các thông tin mà hệ thống đã trích xuất từ ảnh gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, số căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp và chọn xác nhận thông tin.

Theo Zing


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Một đường dây tín dụng đen tại TP.HCM núp bóng dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính mang tên ATM Online do Đỗ Minh Hải cầm đầu đã bị Công an quận 4 đánh sập.