Thị trường nông thôn sẽ hút đầu tư

Thứ ba, ngày 03/08/2010 13:39 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, từ năm 2011, thị trường nông thôn sẽ là tâm điểm đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài.
Bình luận 0

Do vậy, nếu không có chiến lược đầu tư đúng đắn và coi thị trường nông thôn là đòn bẩy để phát triển thị trường nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất dần cơ hội đưa hàng Việt trở về sân nhà.

Theo một số nguồn tin thì nhiều doanh nghiệp tham gia chỉ là để ủng hộ chương trình chứ bán hàng về nông thôn không phải là mục tiêu của họ. Bà nghĩ sao?

- Có thể có những doanh nghiệp tham gia là để ủng hộ nhà tổ chức, ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, lợi ích của doanh nghiệp vẫn là yếu tố đầu tiên phải tính đến. Nếu doanh nghiệp nào chỉ nghĩ thuần túy đi bán hàng một lần, tính toán chi, thu và đảm bảo về vốn, có lời thì họ không theo chương trình lâu được.

Tôi có thể dẫn chứng thế này, trong các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, nhiều vị đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong nước đã trực tiếp theo đơn vị tổ chức đến tận nơi để chỉ đạo việc bán hàng, để nghe phản hồi những ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, cách phục vụ... và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã rất thành công từ cách làm đó, không chỉ thành công về doanh thu mà giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng đã gắn kết với nhau hơn.

img
img Cần có sự hỗ trợ của Bộ Công Thương đối với những doanh nghiệp đưa hàng Việt về nông thôn, còn vai trò của doanh nghiệp là tích hợp với mạng lưới phân phối ở địa phương để mở rộng dần con đường đi của hàng Việt. img

Bà Vũ Kim Hạnh

Hơn nữa, chúng tôi đi vào những nơi rất xa, khó khăn về giao thông, những nơi mà từ trước tới nay doanh nghiệp chưa bao giờ đến. Do đó, nếu doanh nghiệp nào quan niệm rằng chương trình là một điểm tựa để xâm nhập vào thị trường nông thôn, thì doanh nghiệp đó sẽ khám phá được giá trị mà những phiên chợ hàng Việt về nông thôn mang lại.

Thị trường nông thôn tuy rất lớn, nhưng lại phải đầu tư rất lâu dài, tốn kém. Vậy theo bà để thực hiện thành công ở thị trường này cần có những yếu tố gì?

- Tâm lý của nhà phân phối ở địa phương bao giờ cũng muốn có một sự an toàn, tức là có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận không nhiều, chứ họ không hướng tới lợi nhuận lớn với rủi ro lớn. Nếu doanh nghiệp tính tới việc mở rộng thị phần tại thị trường nông thôn thì phải chấp nhận đầu tư tốn kém. Còn nếu chỉ nghĩ tới chuyện sẽ bán hàng, gia tăng thị phần bằng bất cứ giá nào và nhà phân phối cũng đi tìm lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, không ai nghĩ cùng chia sẻ khó khăn trong bước đầu thì cuộc "hôn nhân" đó tất yếu sẽ tan vỡ.

Cuộc cạnh tranh giữa hàng Việt với những mặt hàng giá rẻ, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ rõ ràng còn đang rất quyết liệt. Tôi biết nhiều doanh nghiệp đang mổ xẻ những lợi thế cạnh tranh, tìm hướng liên kết với nhau, thay đổi quy cách mẫu mã cho phù hợp với thị trường nông thôn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem