Vì sao nông dân Kiên Giang "khát" nước mặn, thoạt nghe tưởng đâu nói đùa

Thứ tư, ngày 15/02/2023 14:16 PM (GMT+7)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, hiện đang vào mùa khô 2022-2023 nhưng đến đầu tháng 2-2023, độ mặn tại các cửa sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh vẫn thấp.
Bình luận 0

Ðộ mặn cao nhất khu vực sông Cái Bé, Cái Lớn trong tháng 1-2023 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 7‰. 

Trong khi đó lịch thả nuôi vụ tôm năm 2023 đã qua hơn 1 tháng, nhưng đến nay người dân các huyện vùng U Minh Thượng, huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang vẫn chưa có nước mặn để nuôi tôm… 

Tại một số xã phía bờ đông kênh xáng Xẻo Rô như Hưng Yên, Ðông Yên, một phần xã Ðông Thái (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), nước dưới kênh độ mặn dưới 2‰. 

Nhiều người nuôi tôm mua muối về pha loãng để thả giống cho kịp thời vụ nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Vì sao nông dân Kiên Giang "khát" nước mặn, thoạt nghe tưởng đâu nói đùa - Ảnh 1.

Người dân huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) lo lắng vì nước mặn về trễ. Nhiều người nuôi tôm mua muối về pha loãng để thả giống cho kịp thời vụ nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Chi cục Thủy sản Kiên Giang khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi thông báo, các bản tin dự báo triều cường giữa và cuối tháng 2 để tranh thủ bơm nước vào ao và lưu ý bơm ở tầng đáy để đảm bảo độ mặn. 

Trong quá trình vèo tôm nên thuần tôm từ từ để phù hợp môi trường độ mặn thấp. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản Kiên Giang cũng phối hợp các địa phương rà soát lịch thời vụ thả tôm, hướng dẫn các huyện chuyển đổi đối tượng nuôi phù hợp trên khung lịch thời vụ đã ban hành…

Hiếu Thuận (Báo Cần Thơ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem