Thứ bảy, 20/04/2024

Thiếu đơn hàng, ngành gỗ khó hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD

31/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Năm 2022, ngành gỗ cả nước đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD. Tuy nhiên, mục tiêu này trở nên khó khả thi khi các doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng nghiêm trọng.

Gỗ nội thất điêu đứng

Công ty TNHH gỗ Tân Dương ở KCN Tam Phước (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất. Đơn hàng xuất khẩu gỗ nội thất của Công ty Tân Dương đã giảm hơn 50% so với năm ngoái.

Bà Trần Thị Bích Lài, đại diện công ty cho biết, dù đã làm việc với các đối tác ở Mỹ, và tìm thêm đối tác khác nhưng kết quả không mấy khả quan.

Theo thông lệ, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, năm nay lạm phát vẫn gia tăng. Người dùng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU đang thắt chặt chi tiêu.

Công nhân làm việc bên trong nhà máy chế biến gỗ nội thất ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Trần Khánh

Công nhân làm việc bên trong nhà máy chế biến gỗ nội thất ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Trần Khánh

Gặp khó trong xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tìm cách quay lại thị trường trong nước. Bước đi này nhằm tận dụng sức mua nội thất gia tăng cuối năm.

Tuy nhiên, việc quay về thị trường nội địa không hề dễ dàng do khác biệt thị hiếu. Doanh nghiệp muốn sản xuất hàng nội địa lại phải thay đổi dây chuyền sản xuất cho phù hợp, bà Lài giải thích.

Ông Đỗ Hữu Phước - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VGR) cho biết, chỉ tiêu ngành gỗ của VRG năm nay là 735 tỷ đồng. Các đơn vị ngành gỗ của VRG chỉ mới hoàn thành 48% kế hoạch.

Là đơn vị điển hình trong lĩnh vực chế biến gỗ nội thất, năm 2022, Công ty CP chế biến gỗ Thuận An gặp rất nhiều khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm, đơn hàng của công ty đạt 85% so với kế hoạch cả năm. Nhưng 6 tháng cuối năm, nhiều đơn hàng không thực hiện được do các đối tác gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.

Theo ông Phước, năm 2022, thế giới có nhiều biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nhiều quốc gia vỡ nợ, kinh tế châu Âu chìm trong khủng hoảng, giá cả hàng hóa tăng phi mã.

Công nhân làm việc bên trong nhà máy chế biến gỗ nội thất ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Công nhân làm việc bên trong nhà máy chế biến gỗ nội thất ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Đặc biệt các nguyên liệu như ure, methanol, melamine, axit, axi citric, keo dính, nguyên liệu gỗ tăng từ 20-60% so với năm 2021. Đây là nguyên nhân chính làm cho ngành chế biến, kinh doanh gỗ của VRG nói riêng giảm mạnh về sản lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận.

Ngành gỗ khó hoàn thành mục tiêu

Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý IV/2022 đạt 3,6 tỷ USD; giảm 3,4% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,5 tỷ USD; giảm 5,3% so với cùng kỳ.

Đồ gỗ nội thất luôn là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao. Mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tại Mỹ chậm lại bởi ảnh hưởng lạm phát cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Lạm phát cao, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng giảm chi tiêu vào những mặt hàng lâu bền như đồ gỗ. Chính vì vậy, nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ giảm mạnh.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ gỗ nội thất lớn nhất cho Mỹ. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 đã giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Không chỉ gỗ nội thất tinh chế, lĩnh vực chế biến gỗ MDF cũng gặp không ít khó khăn. Ảnh: Trần Khánh

Không chỉ gỗ nội thất tinh chế, lĩnh vực chế biến gỗ MDF cũng gặp không ít khó khăn. Ảnh: Trần Khánh

Không chỉ gỗ nội thất tinh chế, lĩnh vực chế biến gỗ MDF cũng gặp không ít khó khăn. 4 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của Công ty gỗ MDF VRG Quảng Trị đạt 39.450m3, cao gấp đôi năng lực sản xuất của công ty.

Thế nhưng, bước qua tháng 5, tình hình tiêu thụ bắt đầu giảm sâu. Các đơn đặt hàng của nhà máy sản xuất mang tính nhỏ giọt. Sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 60% so với các tháng trước. Và từ tháng 6 đến cuối năm, sản lượng tiếp tục giảm thêm 20%.

Ông Đỗ Hữu Phước cho biết, đa số các doanh nghiệp trong ngành gỗ của Tập đoàn VRG đều có sự giảm sút về doanh thu và lợi nhuận.

Chỉ tính riêng 8 đơn vị trong khối thi đua chế biến gỗ gồm: Gỗ MDF VRG Quảng Trị, Kiên Giang, DongWha; Gỗ Trường Phát, Thuận An, Tây Ninh, Dầu Tiếng và Đồng Nai, có tổng lợi nhuận sau thuế trên 349 tỷ đồng.

Trong 8 đơn vị này chỉ có Công ty CP gỗ MDF VRG Kiên Giang đạl 111,55% so với kế hoạch.

Năm 2022, ngành gỗ cả nước đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD. Tuy nhiên, Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ ước đạt 15,8 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 10,9 tỷ USD; giảm 1,3% so với năm 2021.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.