Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 2.

Trở lại câu chuyện với N., ở bài trước, lúc hàn huyên, tôi hỏi, có phải mất tiền cho các chữ ký xác nhận không. N cười: "Mấy xị một người là xong" (xị: trăm nghìn - PV). 

Đi dọc đường ra Hà Nội cũng thế. Có khi em là chủ cây, ngồi trong xe tải chở cây ra, bọn lái xe nó làm "thủ tục" khi bị kiểm tra, em chả thèm bước ra. Coi như mình là đứa phụ xe thôi, chứ mình bảo mình là chủ, ra ngoài họ lại "a li mơ mơi" (đòi tiền - PV)".

Vậy là: từ cái cây trong rừng, trong rẫy, cây của tự nhiên, tài sản của công cộng, chỉ cần bứng về vườn nhà ai đó, đào cái hố, cắm nó xuống là xong. 

Lúc đó, thả sức hợp thức hóa giấy tờ, xin chữ ký, dấu triện của cơ quan chức năng địa phương bán đi khắp cả nước, thu bộn tiền. 

Sự thật là N. và nhiều người đã làm thế. Chính họ thừa nhận và kiểm tra giấy tờ các cây đại thụ mà họ bán, chúng tôi cũng thấy y như vậy.

Bài 4: Rừng đang bị tàn sát khốc liệt bởi thú chơi cây cổ thụ như thế nào? - Ảnh 1.

Tỏ ra nghi ngờ, khi bỏ ra ngót tỷ đồng mua mấy cái gốc cây cụt ngọn, lại chặt bỏ hết rễ rồi, chả biết chúng sống chết ra sao, tôi cứ bắt "kế toán" xin số tài khoản của N. rồi liên tục thắc mắc, ra chiều "quyết giao dịch". 

"Song đồng tiền xương máu nên phải dò cho ra ngọn nguồn lạch sông chứ", tôi kéo áo N. ra một góc: "Tiền của anh là tiền tử tế, không phải của ăn cướp được, nên chú đừng đùa. Đưa giấy tờ anh xem, mua luôn, bằng không, đi qua hàng chục tỉnh thành ra Hà Nội, nhỡ công an, kiểm lâm họ bắt thì anh "mất chức" vì mấy cái gốc cây nấu bánh chưng này à".

N. nhìn tôi, tỏ ra cảm kích vì sự thẳng thắn của "quan anh".

Trong khu vực, người ta còn đào cả các cây trắc, giáng hương cổ thụ đi bán, có cây vòng gốc vài người ôm mới kín. Có cây "to huyền thoại" bị bứng về một vườn cây đầu thành phố Pleiku, đường kính gốc của nó tới vái mét. 

Người ta nhìn vào, sững người như gặp một bức tường là thân cây gỗ tự nhiên nghìn năm tuổi. Cụ đến từ huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. 

Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 4.

Sung là cây đang không "thời thượng" như bằng lăng, nên chủ vườn "chỉ" hét giá "có" 250 triệu đồng cho "tòa thiên nhiên" đó. Chủ vườn cũng tự tin như theo lối cũ: cây đào về chôn ở vườn của tôi, thì nó là của tôi rồi, hích bán cho ai thì bán.

Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 5.

Anh bạn N. mà chúng tôi gặp ở Ea H’leo hôm nay chủ yếu kinh doanh bằng lăng. Bởi, theo phong trào, các thợ săn cây sanh, si, lộc vừng, duối, mít, ổi trong dân và trong rừng đang dần… thất nghiệp, vì sức mua giảm. 

Họ đổ dồn vào săn cây bằng lăng và cung cấp cho các vựa tập kết bằng lăng cổ thụ "trắng lốp" các cung đường Tây Nguyên.

Nếu nói, nơi nào có mật độ bằng lăng cổ thụ đứng chen chân, ken dày, điệp trùng như so đũa, cây nào cũng khổng lồ, đường kính gốc lên cả mét và vài mét, thì chắc chắn kỉ lục đang nằm ở Tây Nguyên, Bình Định và… Hà Nội. 

Cây bằng lăng được coi là có dáng, thế, thân cổ thụ đẹp nhất, thường đến từ các huyện Phù Cát, An Lão, Hoài Ân của tỉnh Bình Định, thợ săn ở đây nhiều, con buôn chỉ việc ra "đầu bài", người giải sẽ lùng sục cả ở ven biển, cả trên rừng núi, chụp ảnh cây và thỏa thuận giá cả rồi đào cây cho lên xe cẩu để "giao dịch" thôi.

Mấu chốt vẫn là các kẽ hở trong quản lý. Theo tài liệu của chúng tôi, kể cả các tiết lộ của kiểm lâm khi "nhậu" với người buôn bán cây cảnh, đều cho thấy: người ta biết "lỗ hổng chính sách" nên lách luật, mấy bên cùng có lợi.

Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 6.

Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 7.

Một "trùm buôn đại thụ" ở tỉnh Đắk Lắk tiết lộ: "Em là dân buôn gỗ, nhiều cái nội dung các ông ở địa bàn không xác nhận được. Cả công-ten-nơ gỗ chứ đâu phải đùa. Em gọi điện cho họ, tạo điều kiện cho em làm ăn tí, họ bày cho cách lách luật.

Còn các cây cổ thụ này dễ hơn. Em xác nhận cây bằng lăng đã ghép này là của nhà em. Đất có sổ đỏ photo kèm theo. Có kiểm lâm và Chủ tịch xã hoặc công an xã xác nhận. Cái này em quen biết, trưa nay em mời họ đến nhậu cùng cho anh chứng kiến họ nói thế nào và đồng ý ra sao.

Bài 4: Rừng đang bị tàn sát khốc liệt bởi thú chơi cây cổ thụ như thế nào? - Ảnh 6.

Lúc anh chuyển cây ra Hà Nội, em vẫn để hố đào gốc cây nhổ đi bán tại vườn. Ai vào xác minh thì cho họ xem. Họ gọi vào số điện thoại "chủ vườn bán cây" em xác nhận là đúng. Mà kể cả lúc đó em đang đi theo xe giao cây cho anh, ở nhà vẫn có người đi… đào hố giả để cho họ kiểm tra mà. Em hợp pháp hóa được hết".

"Nhiều khi các cây to này bọn em đào ở trong khu vực lâm trường người ta quản lý. Phải quen biết và "đi lại" cảm ơn người ta. Chứ cũng không đến mức vào đào cây xong làm phong bì em đưa tiền cho bác. Em ghép vào chùm hoa nó to bằng cái đĩa, màu tím, nở hai tháng mới tàn. Chỗ em bán rất rẻ, cây này chỉ có 25 triệu đồng, vì bọn em đào được và bán giá mềm để anh còn quay lại chứ", chủ buôn tiết lộ.

"Làm nó phải có cửa. Công nhân nhà em rất đông, giả sử anh mua cây của họ, cũng không bao giờ anh vận chuyển đi được. Em quen với kiểm lâm. Có khi xuống tận đây, tận vườn nhà em ký xác nhận cho em, chứ em cũng chẳng phải đi đâu. 

"Ngay cả việc vận chuyển cây từ đâu ra Hà Nội, qua chốt chặn anh cứ ngồi im, em cũng thế. Bảo mình là đứa làm thuê. Vì bọn vận chuyển nó phải lo hết trọn gói chứ. Hồ sơ cây họ đã "xác nhận" giúp mình rồi. Chứ mình nói là chủ cây, xuống là bọn nó lại "cò cuốc lung tung" (xin tiền - PV)" - người này tiếp tục kể.

Bài 4: Rừng đang bị tàn sát khốc liệt bởi thú chơi cây cổ thụ như thế nào? - Ảnh 7.

Để làm rõ hơn về trò phù phép cây cũng như các kẽ hở tàn sát rừng công khai mà nhiều đối tượng đang lợi dụng chính sách hoạt động bát nháo hiện nay, chúng tôi tiếp tục đi dọc Quốc lộ 14 sang tỉnh Gia Lai. 

Một chủ gỗ ở đường Phạm Văn Đồng, đầu thành phố Pleiku nói thẳng: "Chúng em đi mua. Cây nào cũng có hồ sơ khi bán. Cứ bộ nào có kích cỡ gỗ gần giống nhau là thả vào.

Ví dụ, em có 10 bộ trong tủ, khi vận chuyển đem cả đi. Khi bị hỏi, giơ ra là xong. Cứ có gỗ và có hồ sơ là được. Tất nhiên, cần tránh: trong bộ hồ sơ (gồm sổ đỏ của khu đất được coi là có cây cổ thụ mà chủ muốn bán, kèm giấy xác nhận có chữ ký của "người bán", xác nhận của cán bộ xã sở tại) ghi rõ "10 cây bằng lăng đường kính từ 70cm đến 1m" mà gỗ mình cho lên xe cẩu đem ra Hà Nội, vào Sài Gòn lại là cây có đường kính 2m… là không được".

"Cũng không nên để tình trạng này: biên bản ghi mua gỗ từ rẫy của người A, gỗ có chiều dài 4m tính từ gốc đến ngọn (sau khi đánh cây thì chặt cụt ngọn), nhưng lúc vận chuyển thì thân gỗ lại dài 8m. 

Làm sao từ lúc bứng cây ở rẫy lên, ươm ở vườn, vận chuyển đi mà cây cổ thụ cao thêm cả mấy mét, đường kính lại to ra mấy chục xăng ti mét được. Còn đâu dài ngắn to nhỏ cứ tàm tạm ang áng là ok hết" - Chủ một vườn ươm nói.

Để chứng minh cho nhóm PV những lời nói của mình là đúng. Chủ vườn ươm xỉa ra cả núi hồ sơ, lem nhem sổ đỏ phô tô, chữ viết của "nông dân bán cây ngoài rẫy" thì rất bí ẩn. 

Tóm lại, hồ sơ thả sức phù phép, lấy bộ nó đính vào bộ kia, một bộ quay vòng thoải mái. Chủ đất chủ cây thì bịa ra như chủ buôn tên là N. ở Ea H’leo đã phân tích ở trên, một người có thể đứng tên bán một vạn cây, cứ ai gọi đề nghị xác nhận "truy xuất nguồn gốc" gỗ là "nhất trí", "đồng ý", "đúng là tôi". Xong!

(Còn tiếp)

Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ (Bài 4): Thú chơi cây cổ thụ đang tàn phá rừng như thế nào? - Ảnh 10.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem