Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Chuyển Khu công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội để phát triển tốt hơn

Khải Phạm Thứ năm, ngày 06/04/2023 08:06 AM (GMT+7)
Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc chuyển về Hà Nội nhằm đảm bảo thu hút đầu tư cũng như cán bộ không ngại việc đi xa.
Bình luận 0

Chiều ngày 5/4/2023, tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2023 của Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã có những chia sẻ về dự án Khu công nghệ cao. 

Khu công nghệ cao đang thu hút đầu tư 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: ChuyểnKhu công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội để phát triển tốt hơn - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ KH&CN - Bùi Thế Duy (bên phải) chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2023 của Bộ Khoa học và công nghệ. Ảnh Khải Phạm.

Thứ trưởng Bộ KH&CN - Bùi Thế Duy đã có những chia sẻ với báo chí về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo đó, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1998, hiện đang thuộc quyền quản lý của Bộ KH&CN. 

Khu có tổng diện tích quy hoạch gần 1.600ha, được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các tiện ích và những khu chức năng. Các dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã giúp hình thành hệ sinh thái ban đầu cho các lĩnh vực công nghệ, như Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và phần mềm, công nghệ sinh học phục vụ y tế, công nghệ tự động hóa. Các khu nghiên cứu kha học của các tập đoàn kinh tế lớn cũng như trường đại học đã đi vào hoạt động.

Hiện nay, Việt Nam có khu CNC Hoà Lạc, CNC TP Hồ Chí Minh, CNC Đà Nẵng và một số tỉnh đã bắt đầu nghiên cứu thành lập đề án khu CNC. Trong đó, khu CNC ở Hòa Lạc đang gặp phải nhiều khó khăn do xa trung tâm, trái ngược với các khu CNC trên thế giới.

Thứ trưởng nêu ví dụ về một một số khu CNC ở nhiều nước như thế giới như Trung Quốc, Đài Loan Đức, Hà Lan với một số mô hình khá tập trung. 

Trong khi đó, ở Việt Nam, khu CNC TP. Hồ Chí Minh được định hướng là khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, là tiền đề thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, góp phần sự phát triển kinh tế, thu hút nhân lực, chuyên gia. Mô hình này đang đến giai đoạn 2 chuyên sâu hơn là hướng về công nghệ 4.0 với công nghệ vi mạch. 

Với khu KCN Hoà Lạc hiện đang được định hướng trở thành đô thị văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết khu CNC Hòa Lạc hiện nay đang ở xa trung tâm, gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng để hình thành khu đô thị, hệ thống giao thông. Đặc biệt, hệ sinh thái chưa đảm báo nên những nhà nghiên cứu, viên chức vẫn chưa có chỗ ở lại, phải di chuyển 30km/mỗi chiều để đi lại với trung tâm Hà Nội nên khó khăn trong việc phát triển.

“Biến một khu đồi núi rất khó phát triển nông nghiệp trở thành khu vực có tiềm năng phát triển văn hoá, giáo dục, công nghệ của thủ đô là mục đích của khu CNC Hoà Lạc. Dù phát triển chậm, song vẫn giữ để phát triển tiềm năng trong tương lai về công nghệ. Sau một thời gian phát triển, bối cảnh đã thay đổi, một số khó khăn xuất hiện thì phải điều chỉnh để phù hợp”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ.

Thứ trưởng mong muốn, khu CNC Hòa Lạc sau khi Tp. Hà Nội tiếp nhận sẽ tiếp tục gìn dữ nguyên công nghệ lõi. Đồng thời, khu CNC sẽ được đầu tư mạnh mẽ hơn để phát triển giao thông, cơ sở hạ tậng và có những khu đô thị vệ tinh xung quanh. 

Cũng trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2023 của Bộ Khoa học và công nghệ, đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ KH&CN) cũng thông tin thêm, hiện khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút 104 dự án đầu tư, thu hút gần 30.000 nhân lực với tổng vốn đăng ký khoảng gần 100.000 tỷ đồng.

Lộ trình chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: ChuyểnKhu công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội để phát triển tốt hơn - Ảnh 2.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc chuyển giao về Tp. Hà Nội. Ảnh Khải Phạm.

Trong đề án chuyển giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc về Tp. Hà Nội đã có phân tích tác động trong mô hình quản lý, bên cạnh đó nhìn nhận dự báo khi chuyển đổi đơn vị quản lý. Qua đó để giải quyết những vấn đề tồn tại. Bộ cũng đang xin ý kiến góp ý tăng thêm, hoàn thiện đề án.

Về lộ trình chuyển giao, đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, Bộ KH&CN đã trình đề án lên Chính phủ sau khi nhận được 50% ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và đang trong quá trình đợi ý kiến đánh giá của Văn phòng Chính phủ và tiếp tục nhận các ý kiến góp ý từ các Bộ ngành nữa để bổ sung hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc chuyển giao này.

Theo đó, lộ trình chuyển giao phù hợp đã được phân tích, đánh giá tác động. Trong đó, những tác động liên quan đến cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, tổ chức bộ máy con người. Từ đó có đề xuất Chính phủ xem xét để quyết định trên cơ sở sự sẵn sàng của Hà Nội để quyết định thời điểm chuyển giao phù hợp nhất.

Cũng tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ KH&CN - Đỗ Thành Long cũng cho biết, trong ba tháng đầu năm 2023, Bộ KH&CN đã hoàn thiện, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 04 văn bản/đề án.

Được biết, Hà Nội hiện đang thực hiện quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là thành phố Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố phía Tây gồm khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai. 

Ngoài ra, theo lãnh đạo Tp. Hà Nội, vùng trung tâm của 2 thành phố là khu vực sân bay Nội Bài và Khu công nghệ cao Hoà Lạc - Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là những cực tăng trưởng mới của thành phố, giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô và vực dậy kinh tế các huyện còn rất khó khăn, thậm chí là “vùng trũng” ở xung quanh lên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem