Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp năm 2022 chính xác nhất

Việt Sáng Thứ bảy, ngày 07/05/2022 11:30 AM (GMT+7)
Theo luật sư, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nêu rõ thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi: Tôi chuẩn bị mua một mảnh đất để xây nhà mới. Tôi cũng không biết mảnh đất này có tranh chấp hay không nhưng tổng quan thì vị trí, giá cả tôi rất vừa lòng.

Hôm qua, có một số điện thoại lạ nhắn tin đe dọa tôi, nói rằng mảnh đất đó hiện đang tranh chấp rất gay gắt, nếu không muốn liên lụy thì đừng mua.

Tôi cũng bán tín bán nghi vì thông tin không chính xác, cũng không biết có thật sự như vậy hay không? Vậy thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp như thế nào?

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nêu rõ thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không.

thu-tuc-kiem-tra-dat-co-tranh-chap.jpeg

Theo luật sư, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nêu rõ thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không. Ảnh: HX.

Cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không?

Sau đây là 4 cách giúp người mua kiểm tra xem đất có đang bị tranh chấp không:

Cách 1 là liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất.

Cách 2 là tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.

Cách 3 là liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự

Cách 4 là xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.

Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không?

Bước 1 là chuẩn bị phiếu yêu cầu:

Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 1/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.

Sau khi có mẫu 1/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:

Bước 2 là nộp phiếu yêu cầu:

Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Bước 3 là tiếp nhận và giải quyết:

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:

Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.

Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.

Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:

Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.

Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.

Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.

Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.

Bước 4 là trả kết quả cho người dân:

Thời hạn thực hiện được quy định như sau:

Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (3 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.

Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem