Thủ tướng Nhật Bản nói điều “không mấy thoải mái” về Trung Quốc khi điện đàm với Ấn Độ

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ tư, ngày 10/03/2021 08:07 AM (GMT+7)
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 9.3 đã có cuộc điện đàm kéo dài 40 phút qua điện thoại với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi, gửi tín hiệu “không mấy thoải mái” đến Trung Quốc.
Bình luận 0

img

Chiến đấu cơ Ấn Độ trên tàu sân bay tham gia tập trận hải quân Malabar cùng các đồng minh trong Bộ tứ Kim cương.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương, cũng như với Mỹ và Úc. Đây là 4 quốc gia nằm trong Bộ tứ Kim cương, thúc đẩy quan hệ an ninh nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng từ Trung Quốc.

Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ lo ngại về "những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng" của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như tình hình ở Hong Kong và Tân Cương.

Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục cải cách toàn diện Hong Kong, dẫn đến quan ngại của Mỹ và đồng minh.

Kanwal Sibal, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, nói cuộc điện đàm và cuộc họp trực tuyến của các thành viên trong Bộ tứ Kim cương gửi thông điệp “không mấy thoải mái” đến Trung Quốc.

“Nội dung các cuộc điện đàm được tính toán kỹ lưỡng, sử dụng tối đa thời gian và đi vào trọng tâm. Thông điệp được truyền tải về các vấn đề hai bên cùng quan tâm cũng rất quan trọng”, ông Sibal nói.

Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ, cũng như cuộc họp của Bộ tứ Kim cương sắp tới đây “là diễn biến quan trọng, củng cố cam kết rõ ràng hơn về an ninh đối với các quốc gia thành viên, gửi tín hiệu không mấy thoải mái đến Trung Quốc”, ông Sibal nói thêm.

K. V. Kesavan, nhà phân tích tại Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát ở New Delhi, nói: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương đã đẩy Ấn Độ và Nhật Bản xích lại gần hơn, vì hai quốc gia bày tỏ quan ngại sâu sắc”.

Ông Kesavan nói cuộc điện đàm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau vì hai bên đã không tham gia bất cứ hội thượng đỉnh chung nào từ năm 2018.

Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Nhật Bản Suga và ông Modi cũng chia sẻ quan ngại về tình hình Myanmar. Nhật Bản và Ấn Độ cùng chung quan điểm rằng cần phải đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Myanmar.

Nhưng Ấn Độ không đồng tình với các biện pháp trừng phạt quân đội Myanmar của hai quốc gia còn lại trong Bộ tứ Kim cương là Mỹ và Úc.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem