Thứ năm, 25/04/2024

Thừa Thiên - Huế nỗ lực trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

12/03/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế đang ra sức vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, khẩn trương thực hiện hiệu quả các kế hoạch, giải pháp để xây dựng, phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Thừa Thiên - Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”. Do đó, quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản, giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, giữ được các thương hiệu mà tỉnh đã dày công xây dựng và định vị.

Bên cạnh đó, với diện tích tự nhiên tương đối lớn (hơn 5.000km2), để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước được xác định khoảng 30.000 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và dân cư vào khoảng 60.000 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với định hướng phát triển về lâu dài của tỉnh nhà. Vì thế, hiện tỉnh đang dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển tỉnh theo mục tiêu trên. Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng gồm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; đề án phân loại đô thị Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên - Huế; xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; đề án khu công nghệ cao Thừa Thiên - Huế.

Thừa Thiên - Huế nỗ lực trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Đặc biệt, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; triển khai hiệu quả các kế hoạch của UBND tỉnh và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển đô thị như tuyến đường bộ ven biển, đường Tố Hữu nối dài đi Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, đường vành đai 3, đường Mỹ An - Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, hạ tầng khu đô thị mới Thuận An. Ngoài ra, đã có nhiều dự án, công trình trọng điểm được tỉnh khởi công xây dựng như khởi công khu công nghiệp Gilimex quy mô hơn 460ha tại thị xã Hương Thủy với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng; khởi công trung tâm thương mại Aeon Mall Huế tại khu đô thị mới An Vân Dương (phường An Đông, TP Huế) có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng…

Ông Bạch Chơn Đông, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay, với mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến tỉnh sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Theo đó, sẽ sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP Huế từ 29 phường, 7 xã còn lại 32 phường, chia thành 2 quận. Quận phía Bắc gồm 13 phường, quận phía Nam gồm 19 phường. Đối với phương án lựa chọn tên gọi chung cho thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra 2 phương án, thứ nhất là tên gọi “Thành phố Huế” và phương án hai là “Thành phố Thừa Thiên - Huế”.

Từ đầu tháng 1/2023, tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến người dân qua mạng internet về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Sau 2 tháng triển khai, đến ngày 9/3, đã có hơn 36.000 lượt bình chọn cho các phương án về thành lập các đơn vị hành chính, tên gọi thành phố trực thuộc Trung ương, tên gọi các đơn vị hành chính quận phía Nam sông Hương và quận phía Bắc sông Hương. Về tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong tổng số 8.900 lượt bình chọn có 87,8% chọn phương án tên gọi “Thành phố Huế”; 11,7% chọn phương án tên “Thành phố Thừa Thiên - Huế” và 0,4% chọn phương án khác.

Tên gọi “Thành phố Huế” được các nhà nghiên cứu, học giả ủng hộ xét trên nhiều bình diện tại hội thảo quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế và phương án mô hình các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, học giả, việc đặt tên gọi “Thành phố Huế” khi tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thuận lợi trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu khẳng định, trong năm 2023 và những năm tới, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững; huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kêu gọi sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp cùng chung tay, góp sức để hỗ trợ, tạo sinh kế cho người nghèo trên toàn địa bàn, giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Tỉnh tiếp tục ưu tiên nguồn lực, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nhằm sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.


Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Ngày 19/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg, làm cơ sở để UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch, phục vụ mục tiêu thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo CAND

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường