Thực hư đầu tư chứng khoán theo “đội lái”: Vốn 1 tỷ, lãi 10 tỷ?

Thứ sáu, ngày 26/02/2021 13:55 PM (GMT+7)
“Đội lái”, “thao túng thị trường”, “làm giá chứng khoán” là những cụm từ được nhắc nhiều suốt thời gian qua. Không ít nhà đầu tư “chơi” theo “đội lái” với hy vọng vốn 1 tỷ đồng nhưng lãi tới 10 tỷ đồng. Thực hư ra sao?
Bình luận 0

Cuốn sách độc quyền “Trò bịp trên phố Wall” của 24hMoney sẽ cung cấp đầy đủ nhất về câu chuyện thao túng này.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhiều lần chứng kiến Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội mạnh tay phạt các nhà đầu tư “đội lái”. Thậm chí, đã có người bị khởi tố với tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”.

Thao túng chứng khoán tất nhiên là phạm pháp nhưng vẫn rất nhiều nhà đầu tư không những không né tránh mà còn chủ động tìm kiếm thông tin về “đội lái” để giao dịch theo với mong muốn tài khoản tăng theo lần, chứ không phải theo % như thông thường.

Anh Khắc Hưng, một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm chia sẻ: “Có những cổ phiếu nhờ đội lái mà đã tăng theo lần, ví dụ từ 10.000 đồng/CP lên 100.000 đồng/CP chứ không phải tăng theo %. Vì thế, tài khoản nhà đầu tư có thể tăng từ 1 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng. Siêu lợi nhuận như vậy nên nhiều người thậm chí kỳ vọng kiếm được lợi nhuận khi đánh theo đội lái”.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhà đầu tư chỉ tìm được “đội lái” khi cổ phiếu đã tăng quá mạnh. Người đến sau có khi mua phải mức giá cao nhất lịch sử. Thay vì tài khoản tăng từ 1 tỷ lên 10 tỷ đồng, nhà đầu tư có thể thua lỗ thảm.

Dù vậy, nhà đầu tư chưa bao giờ hết mơ ước tới “đội lái” vì lợi nhuận nó có thể mang lại là vô cùng lớn. Thế nhưng, khi đọc “Trò bịp trên phố Wall” cuốn sách độc quyền về “đội lái” của 24hMoney, nhà đầu tư có thể suy nghĩ lại và chọn cách mua bán theo kiến thức hơn là trở thành nạn nhân của những trò bịp bợm.

img

Không phải vô cớ mà “Trò bịp trên phố Wall” được đưa vào danh sách các cuốn sách “phải đọc” với những người quan tâm đến thị trường tài chính, chứng khoán. Còn với những ai thực sự đầu tư cổ phiếu thì “Trò bịp trên phố Wall” được coi là tác phẩm “không thể không đọc”.

“Trò bịp trên phố Wall” là hồi ký của Michael Lewis về bốn năm làm việc tại Hãng đầu tư Salomon Brothers. Sở dĩ cuốn sách được đón nhận nhiệt tình là vì “Trò bịp trên phố Wall” là nơi kết tinh mọi tinh hoa, kinh nghiệm của một nhà buôn trái phiếu thành đạt, làm ra hàng triệu đô-la cho hãng.

Michael Lewis vươn lên từ một người học việc non nớt đến người trải qua, chứng kiến và không ít lần vượt qua được những trò bịp bợm “đỉnh cao” trên phố Wall.

“Cuốn sách ghi lại giai đoạn đỉnh điểm của những năm điên cuồng và đầy biến động đó - một cái nhìn hậu trường trong một thời kỳ khác thường và hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ. Bằng hiểu biết sâu rộng và những lý giải hài hước của người trong cuộc, Lewis miêu tả khoảng thời gian từ 1984 đến cuộc khủng hoảng 1987 như một thời kỳ mà lòng tham quá quắt và phương cách làm giàu vô nhân đạo chưa từng thấy thống trị thị trường”, biên tập viên cuốn sách giới thiệu.

img

Có vẻ như các nhà giao dịch chứng khoán phố Wall “chém giết” quá nhiều đến mức Michael Lewis phải thốt lên: “Chưa bao giờ có nhiều thanh niên ở độ tuổi 24, không hề được trang bị bất kỳ kỹ năng hay chuyên môn gì lại kiếm được rất nhiều tiền trong một thời gian cực kỳ ngắn như chúng tôi đã làm suốt thập kỷ qua ở New York và London”.

Và số tiền đó đến từ đâu? Michael Lewis dẫn một câu châm biếm: “Phố Wall giống như một con đường với một đầu là dòng sông, còn đầu kia là nghĩa địa”.

Những thành công lớn lao đôi khi đến từ những lời nói dối. Một nhà môi giới kiếm được hàng trăm triệu đô la cho Salomon Brothers được mô tả: “giỏi che giấu cảm xúc”, “mang vẻ mặt nửa vui nửa buồn khi thắng và ngay cả lúc thua”. Nhờ những thắng lợi lan toả cả nước, anh ta được đánh giá “người chơi bài nói dối cực kỳ nguy hiểm”.

Nói dối, phô trương là trò chơi đặc biệt có ý nghĩa đối với giới giao dịch.

Làm thế nào để có thể nói dối được? Với nghề chứng khoán, các bản báo cáo phân tích từ giới chuyên gia rất được nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy, đã từ rất lâu, các công ty chứng khoán luôn có bộ phận phân tích. Thế nhưng, Michael Lewis khẳng định: “Nhà phân tích chẳng phân tích cái gì cả. Họ là lũ nô lệ cho một nhóm các nhà tài chính doanh nghiệp, chuyên làm những công việc về thương lượng giấy tờ cho các đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các công ty Mỹ”.

Nhà phân tích bị lãnh đạo lợi dụng để thực hiện các lời nói dối của mình.

Và lãnh đạo thực hiện các lời nói dối thế nào để thực hiện hàng loạt các trò bịp của mình để thu về hàng trăm triệu USD mà không “ngã ngựa” thì hãy đọc “Trò bịp trên phố Wall” trên 24hMoney.

Tải app 24Hmoney: TẠI ĐÂY để đọc miễn phí các cuốn sách hàng đầu về đầu tư chứng khoán trên thế giới và Việt Nam -  kho kiến thức giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro và có thể làm giàu từ chứng khoán.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem