Thứ năm, 25/04/2024

Thương hiệu xa xỉ đổ về Hà Nội

22/05/2023 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều nhãn hàng cao cấp từ thời trang đến khách sạn đều lựa chọn Hà Nội là điểm dừng chân. Giới quan sát gọi Việt Nam là một trong ba thị trường được đề cao nhất tại Đông Nam Á.



Thương hiệu xa xỉ đổ về Hà Nội - Ảnh 1.

Cửa hàng Dior đầu tiên tại Hà Nội được khai trương vào năm 2020. Ảnh: L'Officiel Vietnam.

Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co. hay Berluti - những thương hiệu xa xỉ trong làng thời trang thế giới đều đã lần lượt xuất hiện tại Hà Nội trong thời gian qua. Không chỉ vậy, người dân Thủ đô còn sắp chào đón sự hiện diện của các khách sạn hạng sang như Four Seasons, Fairmont, Waldorf Astoria hay Ritz Carlton.

Đây là minh chứng cho thấy các nhãn hàng cao cấp đã thực sự bắt đầu kế hoạch đa dạng hóa thị trường tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam chính là một phần quan trọng của chiến lược này.


Người Việt chuộng hàng cao cấp

Theo báo cáo của Savills, động lực thúc đẩy nhiều thương hiệu cao cấp tìm đến Việt Nam là nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

Ước tính của Statista cho biết doanh thu thị trường bán lẻ xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 957,20 triệu USD. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2023-2028 dự kiến là 3,23%.


Thương hiệu xa xỉ đổ về Hà Nội - Ảnh 2.

Người tiêu dùng ngày càng mạnh tay chi tiền cho các xa xỉ phẩm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cùng với Singapore và Thái Lan, Việt Nam được các chuyên gia tại Savills nhận định là thị trường được các nhãn hàng cao cấp ưu ái. Điều này xuất phát từ những chuyển biến tích cực về kinh tế, sự gia tăng số lượng cá nhân có thu nhập cao cũng như thái độ và thói quen mua sắm của tầng lớp trung lưu trẻ đối với mặt hàng xa xỉ.

“Sau dịch Covid-19 cũng như những thay đổi về địa chính trị trong thời gian qua, đặc biệt khi một số thị trường áp dụng những quy định khắt khe về đi lại và du lịch như Trung Quốc và Hong Kong, các thương hiệu cao cấp đã có xu hướng lựa chọn, tiếp cận và mở rộng tại các thị trường mới nổi khác, trong đó có Việt Nam”, bà Hoàng Diệu Trang, Quản lý Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại tại Savills Hà Nội, cho biết.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các thương hiệu khách sạn cao cấp và căn hộ hạng sang hứa hẹn sẽ mang tới lượng du khách ở phân khúc tầm cao tới du lịch và mua sắm. Đây sẽ là bàn đạp để Việt Nam thu hút thêm sự chú ý của các nhãn hàng xa xỉ.

“Việc Hà Nội sắp chào đón các khách sạn hạng sang được kỳ vọng tạo thêm tổ hợp mua sắm cao cấp mới, qua đó thu hút các thương hiệu xa xỉ gia nhập thị trường đầy tiềm năng này”, bà Trang nói thêm.


Thiếu hụt mặt bằng chất lượng

Nhận định về địa điểm mặt bằng mà những thương hiệu cao cấp lựa chọn, bà Trang cho biết các cửa hàng thường sẽ được đặt tại các trục phố đắt giá, có vị trí đắc địa, với diện tích và mặt tiền lớn, tập trung nguồn khách hàng cao cấp.

Hiện nay, khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vẫn là địa điểm lý tưởng đối với các thương hiệu xa xỉ nhờ vị trí trung tâm và đảm bảo được yêu cầu về tính nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những mặt bằng đáp ứng được nhu cầu kể trên vẫn còn rất hạn chế.


Thương hiệu xa xỉ đổ về Hà Nội - Ảnh 3.

Một số mặt bằng nhà phố lẫn trung tâm thương mại đều chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhãn hàng cao cấp. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh sự thiếu hụt về nguồn cung, hầu hết mặt bằng hiện nay vẫn chưa thực sự thỏa mãn được yêu cầu của các thương hiệu xa xỉ, bao gồm các yếu tố về kỹ thuật, tính minh bạch về pháp lý, cũng như cam kết lâu dài của dự án.

Theo bà Trang, đối với mặt bằng của trung tâm thương mại, sự thiếu định hướng của một số dự án đã làm cản trở đà phát triển lâu dài của thương hiệu.

Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận nhiều trung tâm thương mại được phát triển bởi các chủ đầu tư nước ngoài có mức độ đầu tư cao, hoạch định và phát triển lâu dài. Những nơi này thường sở hữu tỷ lệ cho thuê đạt mức tốt và được coi là điểm đến cho người tiêu dùng tại các thị trường lớn.

“Để có thể tận dụng được lợi thế và sức hút của Việt Nam đối với thị trường bán lẻ cao cấp, việc bổ sung thêm nguồn cung hợp lý chính là giải pháp sáng giá. Chủ đầu tư cần chú ý để xây dựng các mặt bằng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được các nhu cầu của nhãn hàng”, bà Trang chia sẻ thêm.


Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).