dd/mm/yyyy

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La

Là tỉnh có đa dạng sản phẩm nông nghiệp, Sơn La đã đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Clip: Giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La

Thương mại điện tử nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử. Đến hết năm 2022, đã có 1.957 doanh nghiệp đang thực hiện kê khai nộp thuế qua mạng; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt; các cơ sở kinh doanh tại trung tâm các huyện, thành phố đã áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các hợp tác xã, hộ nông dân đã tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá, tiêu thụ hàng hóa nông sản. Các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thông tin: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mua hàng trực tuyến đã trở thành xu hướng, phát triển thương mại điện tử bền vững là điều tất yếu. Qua Hội nghị hôm nay, tỉnh Sơn La rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistic, các chuyên gia để hỗ trợ tỉnh Sơn La phát triển lĩnh vực thương mại điện tử thành trụ cột của nền kinh tế số, là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ của Sơn La phát triển và hội nhập.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 2.

Sơn La những năm gần đây phát triển mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Tỉnh Sơn La cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp có nhu cầu và năng lực đầu tư vào tỉnh, nhất là đầu tư phát triển du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo quản, thương mại dịch vụ, xây dựng hạ tầng thương mại điện tử, logistic, tạo tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử bền vững của tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, việc phát triển thương mại điện tử của Sơn La so với mặt bằng chung của cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, viễn thông của Sơn La còn khó khăn, hạn chế; thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các mặt hàng của Sơn La chủ yếu là các sản phẩm trái cây tươi, có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hỏng, giảm chất lượng nếu không có quy trình bảo quản, vận chuyển phù hợp.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 3.

Việc phát triển thương mại điện tử của Sơn La so với mặt bằng chung của cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, viễn thông của Sơn La còn khó khăn. Ảnh: Văn Ngọc

Mặt khác, tỉnh chưa có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đối với các loại hàng hóa nông sản khiến việc đưa mặt hàng trên lên các sàn thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn, giá thành cao. Phần lớn các trang thương mại điện tử của tỉnh Sơn La mới chỉ dừng lại ở hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiếu các dịch vụ hỗ trợ như tiếp thị, thanh toán, hoàn tất đơn hàng...

Phát triển lĩnh vực thương mại điện tử thành trụ cột của nền kinh tế số, là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ của Sơn La phát triển và hội nhập. Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 22.450 ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương; có 281 mã số vùng trồng, 24 sản phẩm mang địa danh của tỉnh Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; trong đó có 2 sản phẩm được bảo hộ tại Châu Âu và Thái Lan; 109 sản phẩm OCOP; 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn và 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 4.

Hiện các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước. Ảnh: Văn Ngọc

Giải pháp phát triển phát triển thương mại điện tử

Theo Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La: Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản  tỉnh Sơn La trên sàn thương mại điện tử cần: Gắn nhiệm vụ truy xuất nguồn gốc với công tác chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0 gồm các nhiệm vụ: Xây dựng mô đun truy xuất theo tiến trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; Xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc của tỉnh kết nối với cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia; đặt hàng các doanh nghiệp cung ứng phần mềm truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh tích hợp với các tiêu chuẩn quốc gia TCVN về truy xuất nguồn gốc gắn với hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến ISO, Gap, 5S.

Ưu tiên hỗ trợ truy xuất các sản phẩm chủ lực, 24 sản phẩm mang địa danh của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ; thực hiện truy xuất nguồn gốc gắn với thực hiện chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0 và gắn với đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 và các tiêu chuẩn quốc gia khác (tiêu chuẩn được xây dựng từ khâu sản xuất, lưu thông, sử dụng.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 5.

Sơn La xây dựng các chính sách để quản lý và phát triển thương mại điện tử một cách hiệu quả, bền vững. Ảnh: Văn Ngọc

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biêt: Sơn La một trong những tình thánh thức để phát triển thương mại điện tử. Hà tầng giao thông còn nhiều khó khăn, vì khoảng cách từ Sơn La đến các trung tâm thương mại lớn của trong nước còn khá xã. Đặc trưng sản phẩm nông nghiệp của sơn la chủ yếu là đồ tươi sống khó khăn trong việc vận chuyển. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đánh giá Sơn La có thế phát triển mạnh về thương mại điện tử. Sơn La hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm của vùng Tây Bắc trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao.

Trong thời gian tới, để phát triển thương mại điện tự trên địa bàn Sơn La Cục Thương mại và kinh tế số cam kết sẽ đồng hành cùng tỉnh Sơn La trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thương mại điện tử; đồng thời, cam kết kết nối các doanh nghiệp cung cấp giải pháp xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tiếp thị trực tuyến... giúp mở rộng thị trường nông sản Sơn La trong tương lai.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 6.

Đến nay, trên 3.200 doanh nghiệp và hơn 800 hợp tác xã ở tỉnh đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào các khâu trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Trong Vinh

Bà Đỗ Thị Bích Châu, Phó GĐ Sở Công thương tỉnh Sơn La cho biết: Để thực hiện có hiệu quả thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Sơn La: Sở Công thương sẽ  Xây dựng, phát triển các hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử. Đặc biệt mở rộng, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tăng độ phủ sóng di động 4G, 5G. Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp trong thương mại và dịch vụ công, trong đó chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, …; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán điện tử.

Tiếp tục đẩy mạnh tập huấn, đào tạo cho nông dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, bán hàng online. Cùng với đó xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử, bao gồm nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý chuyên trách,  thống kê, tư vấn hỗ trợ cũng như vận hành các mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Xây dựng và hoàn thiện mô hình liên kết, kết nối giữa các cơ sở sản xuất với người mua hàng, cơ sở cung ứng dịch vụ logistics thông qua các sàn thương mại điện tử.

Các hợp tác xã, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc học hỏi tiếp cận với các hình thức kinh doanh mới trên không gian mạng. Chủ động liên kết hợp tác với đơn vị cung cấp các giải pháp thương mại điện tử. Đồng thời chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu khi tham gia thị trường trong nước và quốc tế

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử bền vững ở tỉnh miền núi Sơn La - Ảnh 7.

Sơn La đã đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Ảnh: Văn Ngọc

Tăng cường sự phối hợp, trong công tác trao đổi thông tin quản lý nhà nước giữa các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng như Sở Công Thương, Sở Thông tin & Truyền thông, Cục Quản lý thị trường, Cục thuế tỉnh cùng các cơ quan quản lý cấp Bộ như Cục thương mại điện tử & Kinh tế Số - Bộ Công Thương để quản lý chặt chẽ đối với hoạt động thương mại điện tử. Hạn chế những tác động tiêu cực, những mặt trái của TMĐT mang lại đối với người tiêu dùng, xã hội.

Văn Ngọc