Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn: Nỗi lo sạt lở và ô nhiễm nguồn nước

Hoàng Chiên Thứ bảy, ngày 14/11/2020 11:18 AM (GMT+7)
Từ khi xây dựng và vận hành thủy điện, quốc lộ 70 đoạn qua huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) xuất hiện các vết nứt, sạt lở.
Bình luận 0
Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 1.

Điểm sạt lở trên quốc lộ 70 kéo dài hàng chục mét, người dân sinh sống gần đây cho rằng do thủy điện Phúc Long nắn dòng để xây dựng dẫn đến sạt lở

Dân nói sạt lở do thủy điện, chính quyền bảo không

Dự án thủy điện Phúc Long (Bảo Yên - Lào Cai) đang đẩy nhanh tiến độ thi công thân đập và nhà máy. Ghi nhận của PV cách thân đập khoảng 300m xuất hiện nhiều điểm sạt lở dài hàng chục mét làm đổ cây trồng, bụi tre… những vết nứt dọc theo lớp thảm nhựa của quốc lộ 70, dưới dòng sông nước cuồn cuộn chảy từ phía bên kia sông (do thủy điện nắn dòng để thi công - PV) xoáy về phía đường quốc lộ.

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 2.

Một điểm sạt lở trên sông Chảy đoạn qua địa bàn xã Tân Dương, phí hạ lưu thủy điện Vĩnh Hà và Bắc Cuông

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 99 công trình thủy điện vừa và nhỏ đã được phê duyệt trong quy hoạch với tổng công suất gần 1.300MW. Trong đó, 51 dự án đã hoàn thành, các dự án khác đang khảo sát, thi công. Hầu hết các con sông, suối lớn ở Lào Cai có tiềm năng thủy điện đã được xây dựng hoặc lập dự án.

Con sông duy nhất chưa có thủy điện là sông Hồng đoạn chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên ngày 14/11/2018 UBND tỉnh Lào Cai đã đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa lập hồ sơ, đề xuất bổ sung dự án thủy điện Thái Niên và thủy điện Bảo Hà trên sông Hồng vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai tại Văn bản số 5445/UBND-KT.

Hiện Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa đang nghiên cứu, lập hồ sơ dự án. Bước đầu, nhiều chuyên gia phản đối hai dự án thủy điện này.

Một cán bộ Hạt quản lý đường bộ quốc lộ 70 cho biết: "Đơn vị đã phát hiện và có báo cáo đến Cục đường bộ. Còn nguyên nhân sạt lở phải Cục đường bộ mới có đánh giá chính xác". 

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Tuyến, người đại diện Ban quản lý thủy điện Phúc Long - cho biết: "Việc sạt lở ở quốc lộ 70 không phải do xây dựng thủy điện".

Thượng lưu thủy điện Phúc Long là thủy điện Vĩnh Hà. Dự án để lại nhiều "tai tiếng" khi dâng nước làm ảnh hưởng đến đời sống và hoa màu của người dân khiến chính quyền các cấp từ huyện đến tỉnh phải vào cuộc chỉ đạo, xử lý.

Cuối tháng 10/2020, PV Dân Việt có mặt trên quốc lộ 279 đoạn qua địa phận huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nơi xuất hiện nhiều điểm sạt lở lớn, lấn sâu vào đường quốc lộ tại các xã Tân Dương, xã Xuân Hòa hạ lưu thủy điện Vĩnh Hà và thủy điện Bắc Cuông. Mỗi điểm sạt kéo dài hàng chục mét và tiếp tục nguy cơ sạt lở thêm.

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 4.

Nhiều điểm sạt lở xảy ra trên sông Bắc Cuông, dưới hạ lưu thủy điện Bắc Cuông mà người dân cho rằng do thủy điện xả, tích nước thất thường

Một người dân ở bản Cuông 3, xã Xuân Hòa (xin được giấu tên - PV) nói rằng: "Thủy điện Bắc Cuông phát điện được một năm nay, ở đây họ cứ đóng nước rồi xả nên gặp mưa to mới sạt, trước đây xả nước còn nghe tiếng còi báo nhưng gần đây nó xả có còi đâu".

Ông Hoàng Văn Sướng, ở bản Cuông 2 dẫn PV đến điểm sạt lở ven đường quốc lộ 279 rồi về khu vực gần nhà ông cũng bị sạt lở.

Ông Sướng nói: "Chúng tôi rất bức xúc từ khi thủy điện Bắc Cuông đi vào vận hành xả nước thất thường, làm thay đổi dòng chảy, gây ra sạt lở nhiều điểm cũ mới đều có cả".

Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: "Sạt lở hạ lưu thủy điện Phúc Long thì tôi hỏi bên thủy điện họ nói không phải do thủy điện. Chỗ sạt lở ở Bắc Cuông không thể đánh giá do thủy điện được, hôm tôi đi kiểm tra thực tế sạt lở do thiên tai".

Thủy điện ở Cao Bằng tích nước gây sạt lở và chưa dọn thực bì lòng hồ

Tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, sông Gâm có hàng loạt các thủy điện của Công ty CP xây lắp điện 1 (PCC1) như thủy điện Mông Ân, Bảo Lâm 1, Bảo Lâm 3, Bảo Lâm 3A, Bảo Lạc B đã đi vào vận hành chặn dòng chảy, dâng nước.

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 5.

Bậc thang thủy điện của Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 khiến các con sông chảy qua địa bàn huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng gần như ngưng chảy

Đầu tháng 11/2020, PV Báo điện tử Dân Việt khi qua quốc lộ 34 đoạn qua xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm đã chứng kiến nhiều điểm sạt lở, có những điểm sụt sâu xuống lòng hồ, trơ lan can đường, trụ bê tông.

Được biết hiện rất nhiều điểm sạt lở đã xảy ra tại vùng lòng hồ thủy điện Mông Ân. Người dân ở thôn Nà Ca còn phản ánh tình trạng thủy điện dâng nước vượt mốc giới ảnh hưởng đến hoa màu của bà con.

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 6.

Quốc lộ 34 đoạn qua huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng bị sạt xuống lòng hồ thủy điện Mông Ân

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 7.

Sạt lở tại vùng lòng hồ thủy điện Mông Ân, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm

img

Dù đã đi vào vận hành nhưng ngay phía dưới thân đập thủy điện Bảo Lạc B nhiều người vẫn vô tư vào đánh bắt cá sát cửa xả. Chỉ đến khi PV gọi điện báo cho chủ đầu từ thì những tiếng còi hú báo hiệu mới vang lên. Tuy nhiên những người đánh cá vận ngang nhiên, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.


Cách thủy điện Mông Ân không xa là thủy điện Bảo Lạc B vừa tích nước. Điều đáng nói, dù tích nước nhưng vùng lòng hồ của thủy điện này rất có những cây gỗ lớn chưa được dọn, nhiều cây chết, thối gây ô nhiễm môi trường nước.

Trao đổi với PV, ông Vương Quang Thiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm - cho biết: "Thủy điện thực hiện giải phóng mặt bằng theo chủ trương xây dựng, áp theo giá của tỉnh, cơ bản là dân đồng thuận nhưng cũng có phản ánh, thắc mắc giá nhà nước thấp quá. Thực tế đất ở đây chủ yếu là ruộng, nương rẫy nên giá thấp, không như đất ở đô thị".

"Về cây giữa lòng hồ thì không biết quy định của thủy điện như thế nào, nếu chưa dọn dẹp thì công tác phối hợp chưa được tốt, dân không lấy, thủy điện không lấy cho nên cũng khó cho huyện" - ông Thiên nói.

Thủy điện nhỏ tiềm ẩn hiểm họa lớn (Bài 3): Thủy điện gây sạt lở và ô nhiễm nguồn nước - Ảnh 10.

Không dọn sạch thực bì lòng hồ dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm

Trước đó, tại vùng lòng hồ thủy điện Mông Ân chủ đầu tư cũng không dọn sạch thực bì trước khi tích nước.

Trao đổi với PV ông Nguyễn Nhân Quảng, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về thủy điện cho rằng: "Về nguyên tắc phải dọn sạch lòng hồ, cây để lại như vậy nó bị thối ra ảnh hưởng đến chất lượng nước trên lòng hồ".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem