https://danviet.mediacdn.vn
img img
img img

imgimgào những ngày cuối năm, Đà Lạt đang trong tiết trời dịu mát, phóng viên Dân Việt đã có một cuộc trò chuyện gần gũi và thân mật với ông Phạm S về những điều mà ông tâm huyết và cả trăn trở trong cuộc sống, trong lĩnh vực khoa học mà ông vẫn đang ngày đêm theo đuổi.

Như động vào máu nghề của ông, khi chúng tôi đề cấp đến vấn đề khoa học, đôi mắt TS Phạm S sáng lên và ông say sưa kể về những ngày còn trẻ, bầu nhiệt huyết còn căng tràn.

Trong tư cách nhà khoa học – nhà quản lý – nhà giáo, ông được ghi nhận là người luôn đau đáu với niềm mong ước Việt Nam sẽ có những thành tựu trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nghiên cứu tạo ra những loại cây thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.

imgimg
 

Vốn sinh ra và lớn lên từ nông thôn, TS Phạm S luôn hiểu rõ sự khó khăn, vất vả của những người làm nông nghiệp. Dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời làm khoa học của ông là vào năm 1997, khi ông cùng các cộng sự “khai sinh” hai giống chè là LĐ-97 và TB14. Đây là hai sản phẩm đã làm thay đổi toàn bộ cục diện ngành chè Lâm Đồng nói riêng và cả ngành chè Việt Nam nói chung.

Thưa TS, ông có thể chia sẻ mối nhân duyên nào đã đưa ông đã đến với khoa học? Là do đam mê hay sự tình cờ?

- Từ sau khi cho ra đời hai giống chè LĐ-97 và TB14, tôi như được tiếp thêm năng lượng và niềm tin để tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời hàng chục đề tài khoa học có giá trị thực tiễn cho ngành chè Việt Nam với giá trị sản xuất lên tới hàng ngàn tỷ đồng sau 22 năm ứng dụng. Và để ghi nhận những đóng góp đó, ngày 2/9/2016, trong dịp kỷ niệm 71 năm ngày Quốc khánh, tôi là 1 trong 71 chủ nhiệm đề tài nhóm tác giả cụm công trình có giá trị khoa học đóng góp cho nền khoa học nước nhà, được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam lần thứ nhất. Sự kiện này là động lực giúp tôi tiếp tục với các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ nền nông nghiệp.

img
img

Tôi luôn thấy rất thấm lời dạy sâu sắc của Bác Hồ: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc… Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”. Do vậy, dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, tôi luôn muốn áp dụng các sáng kiến khoa học để đổi mới tư duy, phương thức làm việc. Có thế nói, tôi đến với khoa học bắt nguồn từ sự đam mê, nhưng cũng từ đòi hỏi thực tế để giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống.

Ông được tổ chức Kỷ lục thế giới (WRCA) tôn vinh, trao tặng Giải thưởng “Nhà khoa học sáng tạo công nghệ, hoạt động đa lĩnh vực có giá trị về sáng tạo khoa học vì cộng đồng, tạo ra các thương hiệu nổi tiếng phục vụ cộng đồng, chủ động hội nhập quốc tế”. Các giải thưởng có phải là mục tiêu chính của ông khi làm khoa học không?

- Như tôi đã nói, đam mê và ý thức nghiên cứu khoa học của tôi đã xuất phát từ hàng chục năm về trước thì làm sao tôi biết trên thế giới có tổ chức WRCA. Đồng thời trong điều kiện nghiên cứu khoa học ở một tỉnh lẻ làm sao mơ được sẽ có những công trình khoa học có giá trị đóng góp cộng đồng được quốc tế công nhận.

Do đó, tôi cứ miệt mài, kiên trì, chịu khó và sáng tạo nghiên cứu phục vụ sản xuất, tích cóp nhiều công trình có tính ứng dụng trong đời sống. Sau khi tìm hiểu được biết có Viện Nội dung kỷ lục Thế giới – WRCA, tôi đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng quốc tế xem xét tính tổng thể mới được công nhận. Tôi muốn biến những trí thức, sáng tạo của mình thành những điều có ích để phục vụ sản xuất và đời sống cộng đồng.

img img

Ông đã công tác tại tỉnh Lâm Đồng nhiều năm, từ vị trí Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Giám đốc Sở KHCN đến Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng hiện ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Vậy ông đã cân đối giữa công tác quản lý với việc nghiên cứu khoa học như thế nào?

- Với trên 30 năm trực tiếp nghiên cứu khoa học, tôi luôn xem công tác nghiên cứu khoa học không chỉ là đam mê mà là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng khi được giao cho công tác quản lý, thời gian nghiên cứu khoa học của tôi sẽ được dành vào các ngày cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ. Đặc biệt, tôi có một quỹ thời gian nghiên cứu khoa học rất lớn chính là buổi đêm. Tôi thường dành từ 4 - 6h mỗi đêm để nghiên cứu. Cá biệt nhiều công việc yêu cầu gấp, đòi hỏi tính khoa học cao tôi phải thức trắng đêm tới 6h sáng hôm sau, hoặc có khi tranh thủ làm việc trên máy bay hoặc ô tô khi công tác đường dài.

Nhờ bố trí quỹ thời gian hợp lý và có sức khỏe tốt, nên dù công tác quản lý nhà nước khá bận rộn, tôi vẫn công bố nhiều công trình khoa học mới, đưa ra nhiều khái niệm khoa học mới, nhiều công trình được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chủ trì và tham gia nhiều hội thảo khoa hoc quốc gia, quốc tế….

Những phát minh, sáng chế chỉ có giá trị khi có ý nghĩa thực tế, gắn bó, đi vào đời sống ngay. Ông làm thế nào để các phát minh của mình có tính ứng dụng cao?

- Các nghiên cứu của tôi hầu hết đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất, định hướng nghiên cứu nhiều lĩnh vực về quy trình canh tác, sản phẩm phục vụ nông lâm nghiệp, đa dạng sinh học, môi trường, dược liệu….

Song mục tiêu chung của các công trình nghiên cứu phải có tính khả thi cao, bà con nông dân dễ áp dụng, có khả năng nhân rộng trong sản xuất. Vì vậy nhiều công trình khoa học của tôi được ứng dụng sản xuất, làm giàu cho bà con nông dân, có những công trình được bà con nông dân thương yêu đặt tên tôi cho công trình đó.

img img
imgimg
 

Lâm Đồng là thủ phủ nông nghiệp công nghệ cao của cả nước với khoảng 55.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chiếm 20% diện tích canh tác toàn tỉnh. Việc quản lý nhà nước cũng như nghiên cứu khoa học ở địa phương có nhiều thuận lợi như vậy đã ít nhiều giúp cho những công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao của tiến sĩ Phạm S được phát huy hết tiềm năng.

Ông là người thay đổi ngành chè của Lâm Đồng với việc nghiên cứu thành công hai giống chè LĐ-97 và TB14, từ sản lượng trung bình 5 tấn/ha lên 20 tấn/ha. Ông có thể chia sẻ với bạn đọc câu chuyện của mình khi “cứu” ngành chè Lâm Đồng?

- Trong quá trình cổ phần hóa ngành chè, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hầu như không đầu tư nghiên cứu hoa học, chưa tập trung đổi mới công nghệ chế biến, chưa chú trọng xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và tổ chức liên kết sản xuất giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân. Vì những lý do đó mà tính cạnh tranh toàn cầu đối với chè còn nhiều hạn chế so với tiềm năng.

img
img

Năm 1993, khi 27 tuổi, tôi được phân công làm Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của một doanh nghiệp quản lý 500 ha đất nông nghiệp với hơn 500 lao động. Nhận thấy những hạn chế của giống chè cũ, tôi đã tự bỏ tiền túi nghiên cứu và tạo ra giống chè LĐ-97 4 năm sau đó. Thời gian đó, năng suất trung bình chè Lâm Đồng chỉ khoảng 5 tấn/ha/năm nhưng giống chè mới LĐ-97 có năng suất lên đến 22 tấn và có giá cao gấp 2 lần giống chè phổ biến.

Đến nay, giống chè này đã phát triển đến hàng ngàn ha sau 22 năm công bố, giúp cho nhiều doanh nghiệp và nông dân phát triển chè ở Lâm Đồng, Nghệ An, Tuyên Quang, Gia Lai… giá trị mang lại tới hàng ngàn tỷ đồng. Tới nay, ở Lâm Đồng chưa có giống chè mới nào được tạo ra.

Lâm Đồng đang phát triển rất mạnh nông nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên có ý kiến cho rằng tại địa phương chỉ mới có những doanh nghiệp, HTX hoạt động mạnh, còn người dân vẫn làm tự phát. Vậy ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng thời gian tới?

- Ý kiến cho rằng nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng mới chỉ phát triển mạnh ở những doanh nghiệp, HTX mới đúng ở một khía cạnh nào đó. Xét về góc độ công nghệ cao thì các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chiều sâu hơn, song quy mô sản xuất trên 55.000ha ứng dụng công nghệ cao thì phần lớn thuộc về người nông dân quản lý.

Thực tế nhiều hộ dân ở Lâm Đồng thuê cả kỹ sư nông nghiệp và cử nhân sinh học để nhân giống invitro cho họ. Họ đã chủ động sản xuất, đổi mới công nghệ tiến hành đồng thời phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp thông minh.

Nhiều nông dân ứng dụng công nghệ cao mới có thu nhập cao, khi có thu nhập cao thì họ có khả năng đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Điển hình là nông dân ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương.

Xác định được nhiều lợi thế, Lâm Đồng cũng ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, HTX và nông dân về nông nghiệp công nghệ cao. Chúng tôi cũng hy vọng nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục có nhiều cơ hội mới, chủ động sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi nông sản toàn cầu.

img img

Là người nghiên cứu sâu và lâu về nông nghiệp công nghệ cao, ông có lời khuyên nào cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao?

- Ngành nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng khác với khởi nghiệp ở các ngành khác. Đây là nghề luôn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, theo tôi, các bạn trẻ khi khởi nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao cần quan tâm 5 điều:

Trước hết, cần phải có tư duy xuyên suốt trong quá trình khởi nghiệp, luôn khẳng định nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu trong quá trình biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, phải xác định cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh với điều kiện sinh thái và khả năng công nghệ cùng nguồn lực tài chính của mình.

Tiếp theo, phải xác định các yếu tố công nghệ đầu vào phù hợp với cây trồng, vật nuôi mà các bạn định hướng khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, những bạn trẻ muốn khởi nghiệp cần định hướng ngay kênh tiêu thụ nông sản có tính dài hạn, đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của các bạn.

Cuối cùng, khát vọng cái mới, trăn trở để đổi mới cách quản trị doanh nghiệp, lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá để phát triển bền vững trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các bạn là không thể thiếu.

imgimg
 

Như đã nói, TS Phạm S vừa là nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo nên thời gian rảnh rỗi khá ít. Để cân bằng được quỹ thời gian của mình ông cũng phải sắp xếp rất khoa học, đảm bảo cân đối giữa công việc quản lý của nhà lãnh đạo, đồng thời vẫn dành thời gian chăm sóc gia đình và thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học.

Khi được chúng tôi hỏi về việc cân đối giữa công việc và gia đình và liệu đã bao giờ ông bị vợ “trách khéo”, vị TS mê nông nghiệp nhoẻn cười: “Tôi đã làm việc nhà nước nhiều năm, trao đổi với hàng trăm phóng viên trong thời gian đó, thế nhưng chưa gặp câu khỏi như thế này bao giờ. Tôi cân đối những điều trên theo nguyên tắc: Luôn đảm bảo sự hài hòa giữa nghiên cứu khoa học và quản lý với việc chăm sóc gia đình theo một chu trình vòng tròn, cái này làm động lực thúc đẩy cho cái kia”.

img
img
 

Nhà khoa học cho biết, mặc dù quỹ thời gian ít ỏi song ông cũng phân chia hợp lý. Vào các ngày nghỉ, ngày lễ ông cũng cùng người thân đi ăn sáng, uống cà phê, nghỉ mát, tắm biển.

“Cũng may, bà xã rất hiểu tính tôi. Sở thích của bà xã cũng đơn giản, thích Yoga, tắm biển và chăm sóc con cái nên tôi cũng không gặp nhiều khó khăn để thu xếp việc chung việc riêng sao cho vẹn cả đôi đường”.

Ông sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao sau thời gian nghỉ hưu?

- Là người trải nghiệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 và nông nghiệp hữu cơ, tôi thấy Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, song tỷ lệ người dân nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao, năng suất lao động quá thấp.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp hiện nay cần phải đáp ứng hai yêu cầu đó là thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Từ đó, chúng ta có thể thấy tác động của khoa học công nghệ đối với nông nghiệp hiện nay và tương lai xa là rất lớn.

Chính vì thế, sau khi nghỉ hưu, tôi sẽ có nhiều thời gian để tiếp tục nghiên cứu các công trình mang tính đột phá mà quỹ thời gian quá ít trong thời gian công tác khiến tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu. Về hưu rồi, tôi sẽ có nhiều thời gian để xuống đồng ruộng nhiều hơn, được đến giúp đỡ nhiều người nông dân hơn, sẽ có nhiều thời gian chia sẻ những kết quả nghiên cứu ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tập đoàn nông nghiệp ở Việt Nam và quốc tế.

Với những cống hiến và thành tựu mình đạt được, ông đã cảm thấy đủ?

- Với tôi, những kết quả đóng góp đó chỉ là một phần nhỏ, cần cố gắng nhiều hơn nữa so với yêu cầu của thực tế. Đặc biệt sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó, do đó tôi đã biết cảnh cực nhọc của người nông dân luôn một nắng hai sương từ thời niên thiếu, đặc biệt ở vùng sinh thái miền Trung làm nông lam lũ cả năm nhưng vẫn nghèo.

Với mong muốn góp một phần nhỏ công sức, trí tuệ của mình cho bà con thoát nghèo, vươn lên có kinh tế khá giả, hưởng cuộc sống thanh bình ở một vùng quê nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

img img
img img
imgimg
 

Có dịp trò chuyện lâu với vị Phó Chủ tịch tỉnh mê nghiên cứu khoa học, chúng tôi nhận thấy ông thực sự rất buồn về hiện trạng đang xảy ra với cây Magic-S, loại cây ông đã bỏ nhiều công sức, kinh phí để nghiên cứu.

Một số tổ chức, cá nhân không có nghiên cứu nhưng lại sử dụng kết quả do ông tìm ra để khuếch đại, lấy hạt giống thế hệ cây con làm giống rồi bán cho người nông dân. Đó là sự vi phạm bản quyền giống.

Công sức nghiên cứu của ông suốt 4 năm đã không nhận được sự bảo vệ của luật pháp. Đây không chỉ là thất bại đối với công trình khoa học này, mà là thất bại chung của nhiều nhà khoa học.

Không chỉ vậy, ông Phạm S còn trăn trở về sự hạn chế trong nền nghiên cứu khoa học nước nhà, đặc biệt là sự hạn chế trong việc có thêm những phát minh, sáng chế mang tính thực tiễn cao để áp dụng vào đời sống. Ông chia sẻ: Theo thống kê của Bộ Khoa Học – Công nghệ, tính đến năm 2017, cả nước có khoảng 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. Thế nhưng các phát minh, sáng chế lại rất ít.

Theo ông Phạm S, điều này có thể tóm gọn trong 9 nguyên do:

Thứ nhất: Ở bậc đào tạo Đại học của Việt Nam học lý thuyết quá nhiều mà còn coi nhẹ thực hành.

Thứ hai:Một bộ phận không nhỏ sinh viên có tư tưởng học để hoàn thành nhiệm vụ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ chứ không phải vì tình yêu với khoa học thật sự.

Thứ ba: Một số người có quan điểm học thạc sĩ, tiến sĩ để có cơ hội thăng tiến trong quá trình công tác. Vì thế, cho đến khi họ nghỉ hưu thì chẳng có công trình khoa học nào để đời phục vụ cộng đồng.

Thứ tư: còn nhiều nghiên cứu còn trùng lắp, tính sáng tạo, tính mới không cao, khả năng ứng dụng thực tiễn thấp.

Thứ năm: Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian qua ở Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, vì vậy dẫn đến sự ỷ lại trong nghiên cứu khoa học.

Thứ sáu: Cơ chế đặt hàng chưa được khuyến khích, nút thắt định giá giữa cơ quan quản lý ngân sách và tổ chức/cá nhân đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học ít gặp nhau, chưa quen cách tiếp cận, đặt hàng trong nghiên cứu khoa học.

Thứ bảy: Cơ chế chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng cơ chế thị trường, chưa có nhiều cơ quan tư vấn xác định đúng giá trị thu lợi tiềm năng của sản phẩm khoa học. Chính vì vậy, chưa khuyến khích được các nhà khoa học trẻ tập trung làm khoa học.

Thứ tám: Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa phát triển như một số quốc gia khác.

Cuối cùng: theo ông Phạm S, các sản phẩm khoa học của lực lượng tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam chưa có tính thương mại hóa. Nếu hàng năm chỉ cần 30% nhà khoa học có trình độ trên có sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới, công trình khoa học có giá trị thương mại hóa cao tính bình quân 100.000 USD/một sáng chế sản phẩm khoa học có thể tạo ra thị trường khoa học công nghệ có giá trị xấp xỉ 4 tỷ USD. Với con số này chắc chắn khoa học công nghệ sẽ đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước, góp phần nâng cao năng suất lao động…

imgimg
img img
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem