Tiếp xúc cử tri, nữ Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM nói gì về hướng chuyển dịch nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

Trần Đáng Thứ tư, ngày 12/05/2021 15:00 PM (GMT+7)
Bà Nguyễn Thanh Xuân, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh nói về định hướng, mục tiêu của thành phố trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có vai trò, nhiệm vụ tham gia của Hội Nông dân các cấp trên địa bàn.
Bình luận 0

Thời gian qua, nhu cầu xây công trình phụ trên đất nông nghiệp là một vấn đề "nóng" của ngành nông nghiệp và nông dân TP. Rất nhiều cuộc họp của TP trên mọi cấp độ về vấn đề này.

Trước nhu cầu bức thiết này, Hội Nông dân TP cùng với một vài sở ngành liên quan "chạy vận động" để UBND TP ban hành quyết định gỡ nút thắt cho nông nghiệp, nông dân TP.

TP.HCM: Làm xong điều “đặc biệt” này, nữ lãnh đạo nông dân mong đại diện cử tri tại nghị trường Quốc hội  - Ảnh 1.

Ngày 7/5, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM Nguyễn Thanh Xuân, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 8 (Bình Chánh và Q.6), đã có buổi tiếp xúc cử tri Q.6.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải vì nông dân

Kết quả ngày 25/9/2020, UBND TP đã ban hành Công văn số 3680/UBND-ĐT hướng dẫn việc thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và phi nông nghiệp khác tại các huyện: Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.

Chủ tịch Hội Nông dân TP Nguyễn Thanh Xuân, ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, chính là người đã đi đầu trong cuộc vận động TP ban hành công văn 3680.

Theo bà Xuân, những năm qua, mục tiêu chung của ngành nông nghiệp TP là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị. 

Tuy nhiên, thực tế đất nông nghiệp tại TP nằm xen cài trong khu dân cư và các vùng quy hoạch nên nông dân gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp.

Trước những khó khăn trên, Hội Nông dân TP đã phối hợp với các sở, ngành liên quan kiên trì đề xuất, tham mưu Thành ủy, UBND TP cho phép nông dân được xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở Công văn 3680, UBND các huyện tổ chức thí điểm đã ban hành quy chế quản lý, quy trình thực hiện, thành lập các tổ liên ngành xét duyệt phương án và kiểm tra việc xây dựng.

TP.HCM: Làm xong điều “đặc biệt” này, nữ lãnh đạo nông dân mong đại diện cử tri tại nghị trường Quốc hội  - Ảnh 2.

Một module nuôi tôm công nghệ cao của nông dân ở Cần Giờ xây dựng trên đất nông nghiệp.

Đồng thời, các địa phương đã phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, mà lực lượng nòng cốt là Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến tất cả nông dân trên địa bàn có nhu cầu đăng ký xây dựng công trình theo hướng dẫn.

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với nông dân

"Qua thời gian triển khai thực hiện thí điểm đến nay, trong công tác nắm bắt nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác của bà con nông dân tại 3 huyện thí điểm là rất lớn", bà Xuân cho biết.

 Tính đến thời điểm hiện nay, các đơn vị đang tiến hành tiếp nhận hồ sơ đăng ký của nông dân theo 2 nhóm:

Nhóm ,1 gồm: Các hạng mục, công trình chủ đầu tư được tự thực hiện trên phần đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp nhưng phải thông báo đến Ủy ban nhân dân xã.

Nhóm 2, gồm: Các công trình phải được UBND huyện thỏa thuận quy mô phù hợp với phương án sản xuất nông nghiệp để chủ đầu tư thực hiện.

TP.HCM: Làm xong điều “đặc biệt” này, nữ lãnh đạo nông dân mong đại diện cử tri tại nghị trường Quốc hội  - Ảnh 3.

Nông dân Quách Công Thanh, chủ trại cá kiểng (xã Tân Kiên, Bình Chánh), bị nhắc nhỡ vì xây nhà màng nuôi cá kiểng trên đất nông nghiệp.

Theo bà Xuân, trong thời gian tới, Hội Nông dân TP sẽ đề xuất Sở Xây dựng TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể các quy tắc, quy chuẩn xây dựng và phương án thỏa thuận đối với các hạng mục công trình Nhóm I, Nhóm II

Hội Nông dân TP cũng sẽ tham mưu UBND TP chỉ đạo UBND các huyện thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng hồ sơ cụ thể.

Qua đó, nhằm giải quyết thỏa đáng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của nông dân, đáp ứng chủ trương xây dựng nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.

Mới đây, UBND xã Hiệp Phước (Nhà Bè) đã có cuộc họp dân để thu nhận các hồ sơ nông dân xin được xây công trình phụ trên đất nông nghiệp khác.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Phước Trần Quang Vinh, nhu cầu nông dân trên địa xin được xây dựng công trình phụ trên đất nông nghiệp khác là rất lớn.

"Nông dân hồ hởi lắm khi có cơ hội xây dựng các công trình để sản xuất. Địa phương sẽ làm thí điểm trước một vài nơi. Nếu thấy ổn sẽ cho triển khai đại trà", ông Vinh chia sẻ.

Trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, bà Thanh Xuân cho biết, việc được cử tri nơi công tác và cử tri nơi cư trú đã tín nhiệm giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là niềm vinh dự cho bản thân, cũng như cho tổ chức Hội Nông dân TP.HCM.

TP.HCM: Làm xong điều “đặc biệt” này, nữ lãnh đạo nông dân mong đại diện cử tri tại nghị trường Quốc hội  - Ảnh 4.

Nhiều nông dân không thể xây nhà xưởng, nhà kho vì vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp.

Đó cũng là trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội để đại diện cho cử tri nói chung và nông dân TP nói riêng tham gia góp ý với Quốc hội để có quyết sách phát triển đất nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem