Thứ sáu, 29/03/2024

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022

PV

02/12/2022 7:00 AM (GMT+7)

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022.


Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2022.

Danh sách 1: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Giao nhận vận tải quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 2.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Danh sách 2: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Vận tải hàng hóa

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 4.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Danh sách 3: Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Khai thác cảng

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 6.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Danh sách 4: Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 8.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, thị trường logistics toàn cầu trên đà phục hồi, tình trạng tắc nghẽn cảng giảm thiểu sau khi các biện pháp phòng chống dịch dần được gỡ bỏ. Là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình phục hồi các hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước, ngành logsitics đóng góp phần không nhỏ vào kết quả tích cực này: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2022 ước đạt gần 673,82 tỷ USD (vượt con số 668,54 tỷ USD của cả năm 2021). Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng khối lượng vận tải hàng hóa của nước ta ước đạt 1.832,9 triệu tấn, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó vận tải đường bộ đảm nhiệm 74,0%, đường thủy nội địa với 20,3%, và vận tải đường biển tuy chỉ chiếm 5,4% nhưng vẫn cao hơn hẳn tỷ trọng của vận tải đường sắt (0,3%) và hàng không (0,01%).

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Vietnam Report đối với các doanh nghiệp trong ngành, 68,4% số doanh nghiệp cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có đến 26,3% ghi nhận mức tăng lên đáng kể. Theo báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán, có 64,7% số doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng doanh thu so với trước đại dịch (con số này là 35,3% vào thời điểm cách đây một năm).

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 10.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức. Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra top 5 khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt, bao gồm: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; Rủi ro từ chuỗi cung ứng; Bất ổn chính trị trên thế giới; Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm…

Biến động giá năng lượng là điểm khác biệt lớn nhất trong bức tranh kinh tế ngành logistics năm nay, bắt nguồn từ cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine từ tháng 3, kéo theo cú sốc lớn đến nguồn cung làm cho thị trường năng lượng toàn cầu biến động mạnh. Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng từ trong cơ cấu chi phí hoạt động, đặt ra bài toán lớn cho các doanh nghiệp ngành logistics về việc điều chỉnh giá. Không những vậy, khi giá nhiên liệu trở thành gánh nặng của doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều bất lợi trong cạnh tranh, điển hình như tăng cách biệt về mặt chi phí logistics của Việt Nam so với bình quân thế giới và khu vực. Tính trong ASEAN, Việt Nam hiện nay ở mức 16,8% – cao hơn Singapore (8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%).

Thêm vào đó, những rủi ro từ gián đoạn chuỗi cung ứng, bất ổn chính trị trên thế giới, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm do lạm phát gia tăng tại khu cực các nước phát triển cũng tạo ra tác động cộng hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngành logistics trong nước. Phân tích báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng cho thấy, bước sang quý 3 đã có thêm 8,8% số doanh nghiệp chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong 6 tháng đầu năm 2022 sang “suy giảm” trong 9 tháng đầu năm, phản ánh độ co giãn khá lớn ở kết quả kinh doanh của ngành đối với những biến động trong nước và quốc tế.

Trước bối cảnh thế giới đang bước sang một chu kỳ kinh tế mới, trong khi công nghệ giúp cải thiện tính hiệu quả, sự linh hoạt và tốc độ của chuỗi cung ứng, những thay đổi về xã hội, chính trị và kinh tế (như cú sốc về kinh tế, căng thẳng chính trị, hay đại dịch COVID-19 vừa qua) cũng đồng thời đặt ra bài toán về chiến lược thích ứng và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành. Với nhóm doanh nghiệp logistics tham gia khảo sát của Vietnam Report, những chiến lược ưu tiên mà các doanh nghiệp đã thực hiện trong năm vừa qua và đặt ra cho thời gian tới là: Mở rộng chuỗi cung cung ứng và tìm kiếm thị trường mới; Tăng cường nguồn vốn cho thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số; và Tăng cường đào tạo nhân viên để phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đây cũng là 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu trong hai năm trở lại đây.

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - Ảnh 12.

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022, tháng 11/2022

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố từ năm 2017. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Kể từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Du lịch...

Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các công ty logistics tại Việt Nam.

Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngành logistics được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022. Các bài báo được phân tích và đánh giá ở cấp độ câu chuyện (story - level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức - khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Theo Tiền phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mercedes-AMG G 63 2025 ra mắt bản mới: Thay đổi thiết kế, thêm công nghệ hybrid

Mercedes-AMG G 63 2025 ra mắt bản mới: Thay đổi thiết kế, thêm công nghệ hybrid

Bản nâng cấp của Mercedes-AMG G 63 2025 và Mercedes-Benz G 550 vừa ra mắt với một số thay đổi nhỏ, đi kèm nâng cấp hệ truyền động và tiện nghi.

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ điện thoại phải dè chừng khi người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu iPhone 15 series bán ra trên mạng tăng vọt và cao gấp 5,3 lần so với dòng iPhone tiền nhiệm.

Ác mộng kính Apple Vision Pro của tôi

Ác mộng kính Apple Vision Pro của tôi

Tôi nghĩ thực tế ảo từ kính Apple Vision Pro sẽ mang lại những điều không tưởng. Nhưng nó lại làm tôi sợ chết khiếp.

Chiếc iPhone đời đầu này có gì đặc biệt mà có giá bán tới 130.000 USD?

Chiếc iPhone đời đầu này có gì đặc biệt mà có giá bán tới 130.000 USD?

Một chiếc iPhone đời đầu dung lượng bộ nhớ chỉ 4GB, được ra mắt từ năm 2007, vừa được bán với giá hơn 130.000 USD. Lý do gì giúp chiếc điện thoại này có giá "khủng" đến như vậy?

Doanh thu của VinFast tại Mỹ chưa tới 160 tỷ đồng, chiếm chưa tới 1% tổng doanh thu

Doanh thu của VinFast tại Mỹ chưa tới 160 tỷ đồng, chiếm chưa tới 1% tổng doanh thu

Tại thị trường Mỹ - quốc gia đầu tiên VinFast xuất khẩu xe điện, nhưng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2023 chỉ hơn 159 tỷ đồng, tức chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu.

Lexus NX đời mới 2025 lần đầu lộ diện

Lexus NX đời mới 2025 lần đầu lộ diện

Lexus mới đây đã giới thiệu phiên bản mới 2025 của dòng xe NX với những nâng cấp tập trung vào trang bị tiện ích.