Vay tiền mua nhà giữa kinh tế khó khăn, lãi tăng nóng, nhiều gia đình TP.HCM chắt bóp chi tiêu tìm cách trả nợ

Hồng Trâm Thứ sáu, ngày 10/03/2023 10:52 AM (GMT+7)
Để có một chốn an cư tại TP.HCM, nhiều người phải chấp nhận nợ ngân hàng, để rồi khi kinh tế khó khăn, họ phải "thắt lưng buộc bụng", chắt bóp chi tiêu, tìm cách trả nợ mua nhà.
Bình luận 0

Chắt chiu để dành tiền trả nợ mua nhà

Mua nhà được 1 năm, vợ chồng chị Thu Hương vừa vui vì thực hiện được giấc mơ sở hữu chỗ ở của riêng mình sau 10 năm vào TP.HCM lập nghiệp, vừa thấp thỏm khi gánh trên vai khoản nợ ngân hàng giữa lúc lãi suất tăng không phanh.

Chị Hương chia sẻ mình mua căn hộ 65m2 với giá 2,5 tỷ đồng. Tiền tích góp của 2 vợ chồng được hơn 1 tỷ, vì vậy anh chị quyết định vay thêm ngân hàng 1 tỷ, thời hạn trả nợ là 20 năm. Trung bình, chị trả gốc và lãi mỗi tháng 10- 12 triệu đồng. Mức thu nhập của vợ chồng chị là khoảng 25-30 triệu. Như vậy, trừ đi các nợ ngân hàng, chị vẫn còn khoảng 10 triệu để trang trải cuộc sống.

Nhưng vợ chị không lường trước được, dịch bệnh cùng kinh tế khó khăn, công ty cắt giảm nhân sự khiến chị bất ngờ thất nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp chồng chị Hương cũng thực hiện giảm lương nhân viên 40%. 

TP.HCM: Người mua nhà thắt chặt chi tiêu để trả nợ mua nhà - Ảnh 1.

Nhiều người tại TP.HCM phải "thắt lưng buộc bụng", không dám ăn tiêu, trả nợ mua nhà. Ảnh: H.T

"Tình thế bất ngờ đổ ập xuống khiến tôi choáng váng. Hiện tại, mỗi tháng gia đình tôi chỉ có thể trông cậy từ số lương hơn 15 triệu đồng của chồng, để vừa trả nợ ngân hàng vừa ăn uống chi tiêu. Mấy tháng qua, gia đình chúng tôi phải "bóp mồm, bóp miệng" để đủ tiền trả nợ. Tôi cũng đang cố gắng nộp hồ sơ xin việc mới, nhưng chưa thấy bên nào gọi phỏng vấn", chị Hương cho hay.

Một trường hợp khác, anh Phan Minh Hùng sau hơn nửa năm mua nhà trả góp, anh phải thắt chặt chi tiêu hàng tháng. "Nửa năm qua, những mua sắm, chi tiêu cho bản thân tôi cũng cân nhắc, chỉ những gì cần thiết mới xuống tiền. Nếu tiêu xài hoang phí, kế hoạch trả nợ của tôi bị lung lay ngay".

Còn vợ chồng chị Thảo (ngụ quận 12) gần 6 năm trả khoản nợ vay ngân hàng cho mảnh đất thổ cư 80m2. Suốt thời gian qua, gia đình chị phải "chắt chiu" chi tiêu để dành khoản trả lãi gốc ngân hàng hàng tháng.

"6 năm trôi qua cũng là ngần ấy thời gian gia đình nhịn ăn nhịn mặc để trả nợ cho mảnh đất. Riêng tiền tích cop được từ công việc làm thêm, làm tự do của vợ chồng thì dồn lại và mới đây trả hết được khoản vay", chị Thảo nói.

Khi nào nên vay tiền mua nhà?

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập sụt giảm như hiện nay thì việc trả nợ ngân hàng mua nhà là áp lực không nhỏ với nhiều người.

Ông Lê Quốc Kiên, nhà đầu tư kì cựu tại TP.HCM, cho rằng việc sở hữu nơi an cư lâu dài luôn là nhu cầu, là ước muốn của đa số mọi người. Vì vậy, thay vì chờ đủ tiền mới mua nhà, thì hãy "chốt giá hiện tại, trả góp tương lai".

TP.HCM: Người mua nhà thắt chặt chi tiêu để trả nợ mua nhà - Ảnh 3.

Giá nhà TP.HCM liên tục tăng dù thị trường gần như đóng băng. Ảnh: H.T

Hiện nay, không phải đa số mọi người chọn thuê nhà để an cư, mà do khả năng tài chính chưa đủ, hoặc chưa tính được kế hoạch tài chính đủ bài bản, rõ ràng để tự tin thực hiện. Hoặc cũng có thể họ đã sở hữu nhà, nhưng tài chính chưa đủ mua ở nơi đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, nên cho thuê nhà của mình rồi bản thân đi thuê lại nhà ở nơi đáp ứng nhu cầu cuộc sống. 

Cũng có thể họ đã thực hiện kế hoạch mua nhà và đang chờ chủ đầu tư xây dựng bàn giao.

TS.Đinh Thế Hiển cũng đưa ra lời khuyên cho người mua nhà phải cân nhắc 3 yếu tố. Thứ nhất, đối với thu nhập của gia đình ổn định trên 20 triệu, mới nên nghĩ đến việc mua. Hiện nay, các căn hộ có mức giá từ 800 – 1,5 tỷ đồng là phù hợp với đối tượng người nhu thập vừa. Tuy nhiên, muốn mua nhà trước hết phải để dành ít nhất từ 20 - 30% giá trị căn hộ thì mới nên mua.

TP.HCM: Người mua nhà thắt chặt chi tiêu để trả nợ mua nhà - Ảnh 4.

Người mua nhà cắt giảm chi tiêu, gồng mình trước áp lực trả nợ. Ảnh: H.T

Thứ hai, chọn nhà cần kết hợp các yếu tố như: thu nhập + vị trí + nhu cầu sử dụng. Trong đó tài chính phải đảm bảo, tức là không nên mua nhà vượt quá khả năng thanh toán (chấn nhập mua diện tích nhỏ hơn...). Trong đó khoản trả góp chiếm dưới 40% tổng thu nhập hàng tháng mới chấp nhận được.

Và yếu tố thứ 2, trong 2, 3 năm đầu tiên, người mua nhà phải chấp nhận giảm mọi tiêu xài (không sắm đồ mới, đổi xe, du lịch, vui chơi...), dành tối đa nguồn tiền trả và dự phòng. Người mua dùng tiền ở mức thấp nhất, rồi từ từ mới trở lại bình thường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem