Thứ bảy, 20/04/2024

TP.HCM: Nhiều vướng mắc khiến các dự án nhà ở xã hội chậm xây dựng

13/07/2022 5:20 AM (GMT+7)

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc phát triển nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nguồn vốn thực hiện, thủ tục đầu tư dự án còn phức tạp…

TP.HCM: Nhiều vướng mắc khiến các dự án nhà ở xã hội chậm xây dựng - Ảnh 1.

TP.HCM: Nhiều vướng mắc khiến nhà ở xã hội chậm xây dựng

Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo Bí thư Thành ủy về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân hiện nay công tác phát triển nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án vô cùng chậm, thậm chí một số dự án không cấp phép thực hiện được.

Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trung bình trên 10 ha, tuy đã xác định về vấn đề dành quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại nhưng chủ đầu tư của dự án do chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên vẫn chưa thể thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

TP.HCM: Nhiều vướng mắc khiến nhà ở xã hội chậm xây dựng - Ảnh 1.

Nhu cầu nhà giá rẻ của người dân rất cao. Ảnh: H.T

Chưa có bất cứ quy định pháp luật nào hướng dẫn về việc hoàn trả chi phí bồi thường, thực hiện giải phóng mặt bằng và chi phí tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư trong trường hợp các chủ đầu tư đã bàn giao lại cho Nhà nước quỹ đất ở tỷ lệ 20% để xây dựng loại hình nhà ở xã hội.

Nguồn vốn dài hạn với mức lãi suất ưu đãi để phục vụ cho việc hỗ trợ các chủ đầu tư vay vốn thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội, cho các đối tượng được hưởng chính sách vay mua nhà hiện chưa ổn định.

Theo quy định, những dự án nhà ở xã hội sẽ phải dành ra tối thiểu là 20% số căn hộ của dự án để cho khách hàng thuê, sau thời hạn 5 năm mới được bán. Việc này sẽ làm chậm khả năng thu hồi vốn, dẫn đến kém hấp dẫn đối với các đơn vị đầu tư. Các bước thủ tục để tiến hành đầu tư dự án nhà ở xã hội vẫn còn nhiều phức tạp do đó đến nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư tham gia.

Về giải pháp để xử lý vấn đề vướng mắc trong thời gian tới, Sở Xây dựng cho rằng cần phải nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng, công khai trong việc giải quyết hồ sơ cấp phép nhà ở xã hội, rút ngắn tối đa quãng thời gian thực hiện những thủ tục tiến hành đầu tư xây dựng dự án.

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, từ tháng 10/2020 cho đến nay TP.HCM đã triển khai 10 dự án nhà ở xã hội và nhà ở lưu trú công nhân. Trong đó, sẽ có 1 dự án nhà ở xã hội đã được đưa vào khai thác sử dụng tại TP.Thủ Đức với quy mô là 260 căn hộ. Đây là dự án khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông của Công ty Cổ phần tư vấn – thương mại – dịch vụ địa ốc Hoàng Quân với quy mô 260 căn.

Ngoài ra, 7 dự án nhà ở xã hội đang được thi công (trong đó có 4 dự án thực hiện độc lập và 3 dự án được sử dụng quỹ đất 20% ở các dự án nhà ở thương mại) với quy mô tổng cộng là 4.167 căn, 2 dự án nhà ở dành cho công nhân thuê lâu dài với quy mô là 1.400 căn.

TP.HCM: Nhiều vướng mắc khiến nhà ở xã hội chậm xây dựng - Ảnh 3.

TP.HCM đã triển khai 10 dự án nhà ở xã hội và nhà ở lưu trú công nhân. Ảnh: I.T

Theo Sở Xây dựng, giá bán nhà ở xã hội sẽ chỉ khoảng 14-20 triệu đồng/m2. Các chuyên gia nhận định đây là mức giá khá hấp dẫn phù hợp với đại đa số người lao động, người có thu nhập thấp.

TP.HCM hiện nay có 33 dự án để dành quỹ đất trong dự án để đầu tư triển khai xây dựng nhà ở xã hội với tổng quy mô diện tích đất là khoảng 112 ha, với khoảng 70.000 căn. Trong đó, có 14 dự án đã hoàn tất xong công tác bồi thường và đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật với diện tích đất xây dựng vào khoảng 34 ha, quy mô tương ứng 15.000 căn hộ.

Trong giai đoạn 2021-2025, TP.HCM phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đạt 23,5 m2/người. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 50 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 367.000 căn nhà. Riêng nhà ở xã hội, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển thêm 2,5 triệu m² sàn, tương đương 35.000 căn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD